Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

KANBAN





(Nguồn: https://blog.crisp.se/2009/06/26/henrikkniberg/1246053060000)

 

Phương pháp Kanban là gì?

Kanban là một hệ thống trực quan để quản lý công việc theo quy trình. Kanban trực quan hóa cả quy trình làm việc và những công việc cụ thể quy trình đó. Mục tiêu của Kanban là xác định các điểm tắc nghẽn tiềm ẩn trong quy trình và khắc phục chúng để công việc có thể diễn ra một cách hiệu quả về chi phí và tốc độ thông suốt (hay lưu lượng) của quy trình.

Ý tưởng về Kanban được bắt đầu vào đầu những năm 1940. Hệ thống Kanban đầu tiên được phát triển bởi Taiichi Ohno, một kỹ sư công nghiệp và đồng thời cũng là doanh nhân- của hãng ô tô Toyota tại Nhật Bản. Kanban đầu tiên được tạo ra như một hệ thống lập kế hoạch đơn giản, mục đích là kiểm soát và quản lý công việc cũng như hàng tồn kho ở mọi giai đoạn sản xuất một cách tối ưu.

Lý do chính cho sự phát triển của Kanban là năng suất và hiệu quả của Toyota không tương xứng so với các đối thủ sản xuất ô tô ở Mỹ. Với Kanban, Toyota đã đạt được một hệ thống kiểm soát sản xuất tức thời linh hoạt và hiệu quả, giúp tăng năng suất đồng thời giảm tồn kho nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm tốn nhiều chi phí.

Lý tưởng nhất là hệ thống Kanban kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Bằng cách này, nó giúp tránh được tình trạng gián đoạn nguồn cung và dự trữ quá nhiều hàng hóa ở các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất. Theo thời gian, Kanban đã trở thành một cách hiệu quả trong nhiều hệ thống sản xuất.

Mặc dù Kanban được Taiichi Ohno giới thiệu trong ngành sản xuất ô tô, nhưng chính David J. Anderson là người đầu tiên áp dụng khái niệm này vào công nghệ thông tin, Phát triển phần mềm để thực thi Kanban năm 2004.  Phương pháp Kanban là một quá trình để dần dần cải thiện bất cứ điều gì bạn làm – cho dù đó là phát triển phần mềm, quản lý nhân sự, tuyển dụng, tiếp thị và bán hàng, v.v… Thực tế, hầu hết mọi chức năng kinh doanh đều có thể hưởng lợi từ việc áp dụng các nguyên tắc của phương pháp Kanban


(Nguồn: https://kanbanize.com/kanban-resources/getting-started/what-is-kanban)

 

 

Nguyên tắc & Thực hành Kanban

Phương pháp Kanban tuân theo một tập hợp các nguyên tắc và thực tiễn để quản lý và cải thiện quy trình làm việc. Nếu tuân theo những nguyên tắc và thực hành này, bạn sẽ có thể sử dụng Kanban thành công để tối đa hóa lợi ích cho quy trình kinh doanh của mình – cải thiện quy trình, giảm thời gian chu kỳ, tăng giá trị cho khách hàng.

Bốn nguyên tắc nền tảng của Phương pháp Kanban là:

·      Start with what you are doing now - Bắt đầu với những gì bạn đang làm bây giờ. Mọi thay đổi cần thiết cần được áp dụng trực tiếp cho quy trình hiện tại và có thể xảy ra dần dần trong một khoảng thời gian với tốc độ mà doanh nghiệp cảm thấy thoải mái.

·      Agree to pursue incremental, evolutionary change: Kanban khuyến khích thực hiện những thay đổi nhỏ dần dần thay vì thực hiện những thay đổi triệt để có thể dẫn đến sự phản kháng trong nhóm và tổ chức.

·      Initially, respect current roles, responsibilities and job-titles: Nếu vai trò và chức năng của bạn đang cần thiết thì không nhất thiết phải thay đổi. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xác định những công đoạn hay những vị trí cần thay đổi.

·      Encourage acts of leadership at all levels: Kanban huyến khích các hoạt động lãnh đạo ở tất cả các cấp của tổ chức. Mọi người ở tất cả các cấp bậc đều có thể đưa ra ý tưởng và thể hiện khả năng lãnh đạo để thực hiện các thay đổi nhằm cải tiến liên tục cách họ cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình.


(Nguồn: https://www.inflectra.com/Methodologies/Kanban.aspx)

 

Tài liệu tham khảo

[1].         https://kanbanize.com/kanban-resources/getting-started/what-is-kanban

[2].         https://getnave.com/blog/what-is-the-kanban-method/

[3].         https://kanban.university/kanban-guide/

[4].         https://www.nimblework.com/kanban/what-is-kanban/

[5].         https://www.planview.com/resources/guide/introduction-to-kanban/

[6].         https://kissflow.com/project/agile/kanban-methodology/

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR)

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR) là một khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nơi các doanh nghiệp tham gia vào ...