Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Feynman technique

 

 “If you can't explain it to a six-year-old, you don't understand it yourself.” 

- Albert Einstein


1.    Feynman technique là gì?  

Kỹ thuật Feynman là một phương pháp học tập tận dụng sức mạnh của việc giảng dạy để học tập tốt hơn, được đề xuất bởi Richard Feynman – một học giả người Mỹ đã từng đoạt giải Nobel vật lý năm  1965. Ý tưởng chính đằng sau kỹ thuật này là lấy một thứ gì đó khó hiểu và cố gắng làm sáng tỏ nó trong đầu bằng cách giải thích nó như thể bạn đang nói chuyện với một đứa trẻ. Khi làm điều này, người học buộc phải hiểu rõ vấn đề, đơn giản hóa các ý tưởng trong đầu và sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và súc tích. Kiến thức này sẽ trở nên đơn giản hơn để hiểu.

Yếu tố quan trọng khác của phương pháp học tập theo dạng “teaching” này là giúp xác định lỗ hổng kiến thức về chủ đề mình muốn học là ở đâu. Nếu chúng ta biết về khái niệm đó, hiểu điều đó trong đầu, nhưng khi phải nói ra hoặc giải thích về khái niệm đó thì lại không biết phải nói như thế nào. Vậy nên, cách thức học tập bằng cách dùng ngôn ngữ đơn giản để diễn đạt lại khái niệm đã học thật sự giúp người học nhận ra lỗ hổng kiến thức ở đâu và những chi tiết còn thiếu  trong tri thức mà mình tiếp nhận là gì. Sự mơ hồ trong suy nghĩ mơ hồ và sự thiếu mạch lạc khi diễn giải về kiến thức sẽ giúp định lượng mức độ mà bạn thực sự nắm bắt được về nó.


(Nguồn hình: https://tradebrains.in/wp-content/uploads/2019/02/the-feynman-technique-safal-niveshak.jpeg)

2.    Bốn bước trong kỹ thuật Feynman

·      Bước 1: Chọn chủ đề muốn học:

Trước tiên, hãy xác định rõ lĩnh vực kiến thức hoặc hiểu biết cụ thể mà bạn muốn tìm hiểu. Sau đó, bạn có thể đọc về nó, ghi chú và đi đến hiểu biết ban đầu của mình như bạn thường làm như vậy.

·      Bước 2: Giả vờ giải thích kiến thức này cho một đứa trẻ

 

Nói to, hành động như thể bạn đang giải thích kiến thức này cho một đứa trẻ. Bạn sẽ phải đơn giản hóa lời nói của mình để cho đứa trẻ có thể hiểu được.

·      Bước 3: Suy ngẫm về những lỗ hổng trong hiểu biết của bạn

Bước tiếp theo là nhìn lại lời giải thích của bạn và xem lỗ hổng kiến thức của bạn ở đâu. Bạn gặp khó khăn trong việc giải thích những phần nào? Bạn đã bỏ lỡ chi tiết nào? Việc trả lời những câu hỏi này sẽ cho thấy bạn đã không tiếp thu được những kiến thức quan trọng nào;  sau đó bạn có thể quay lại tài liệu mình đã đọc, tìm thêm tài liệu khác để tìm tòi lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của mình và đó cũng chính là sự cải thiện sự hiểu biết của mình.

·      Bước 4: Đơn giản hóa và lặp lại bước 2

Dựa trên phản ánh của bạn trong bước 3 và sau đó quay lại tài liệu nguồn, bạn có thể đơn giản hóa và tinh chỉnh thêm lời giải thích của mình và lặp lại bước thứ hai. Khi bạn có thể đưa ra  những cách giải thích bao gồm tất cả các yếu tố một cách chính xác và dễ hiểu, thì bạn đã thành công.

 

3.    Những lợi ích của kỹ thuật Feynman

Xác định lỗ hổng kiến thức

Kỹ thuật này giúp xác định nơi chúng ta hiện có lỗ hổng kiến thức. Thông thường người ta thường ít chịu tìm tòi thêm vì họ thường nghĩ rằng họ biết chi tiết, nhưng khi họ được yêu cầu giải thích chính chi tiết đó, thì những lỗ hổng lại tự hiện ra và đã quá muộn. Kỹ thuật Feynman xác định sớm và nhanh chóng vị trí của những khoảng trống đó và cách chúng ta có thể lấp đầy chúng.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng diễn dạt

Hiểu điều gì đó trong đầu là một chuyện nhưng truyền đạt nó cho người khác lại là một kỹ năng hoàn toàn khác. Khi bạn học với Kỹ thuật Feynman, bạn không chỉ nâng cao hiểu biết của mình bằng cách lấp đầy những lỗ hổng kiến thức mà còn củng cố kỹ năng truyền đạt kiến thức cho người khác.

Cải thiện tư duy phản biện

Một phần quan trọng của Kỹ thuật Feynman là sử dụng tư duy phản biện để xác định các lỗ hổng kiến thức và sau đó bổ sung chúng bằng cách đọc lại các tài liệu. Ngoài ra, bạn phải tạo ra những lời giải thích mới và sáng tạo cho những ý tưởng khó. Khi bạn kết hợp tất cả những điều này lại với nhau, bạn sẽ có thực hành rất tốt về tư duy phản biện.

.

Tài liệu tham khảo

[1].         https://aliabdaal.com/the-feynman-technique/

[2].         https://themindcollection.com/the-feynman-technique/

[3].         https://www.teachthought.com/learning/how-to-use-the-feynman-technique-learning-by-simplifying/

[4].         https://www.csinow.edu/career-tips/the-feynman-technique-the-best-learning-method-youve-never-heard-of-before/

[5].         https://e-student.org/feynman-technique/

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR)

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR) là một khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nơi các doanh nghiệp tham gia vào ...