Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

DeFi

 1. Defi là gì?

DeFi là cụm viết tắt của tài chính phi tập trung - decentralized finance. DeFi cho phép giao dịch các sản phẩm tài chính ngang hàng thông qua các ứng dụng phi tập trung (DApp) cung cấp dịch vụ trên chuỗi khối. Các sản phẩm và dịch vụ này được cung cấp bởi các ứng dụng được xây dựng trên các chuỗi khối hiện có như Ethereum, BNB Chain, Tron, Avalanche và Solana. Các ứng dụng được xây dựng bằng hợp đồng thông minh, xác định các quy tắc mà giao thức DeFi đang hoạt động.Cũng giống như CeFi và TradFi, DeFi cung cấp các dịch vụ giao dịch, cho vay và đi vay. Nhưng có một số khác biệt: (1) người dùng có thể tương tác với các giao thức DeFi thông qua ví không bị hạn chế và người dùng vẫn có toàn quyền kiểm soát tài sản tiền điện tử của mình; (2)  người dùng không cần đăng ký tài khoản và hoàn thành KYC (Know-your-client/customer) để sử dụng các dịch vụ DeFi. Người dùng chỉ cần kết nối ví để bắt đầu sử dụng giao thức DeFi.




(Nguồn: https://bap-software.net/en/knowledge/defi-finance/)

2. Ưu điểm của DeFi

Tính minh bạch và khả năng tương tác của DeFi vượt trội so với TradFi. Trong môi trường DeFi, các sản phẩm tài chính thuộc sở hữu của cộng đồng mà không có sự kiểm soát từ chính phủ. Với tính hiệu quả theo hợp đồng, cơ sở hạ tầng dùng chung và tính chất công khai, giao thức DeFi có thể thúc đẩy tài chính toàn diện. Một số ưu điểm của DeFi có thể liệt kê như sau:

-       Tự chủ và tự quản (Autonomy and self-custody): Các tương tác ngang hàng dựa trên các hợp đồng thông minh. Do đó, độc lập với bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức nào, DeFi không liên quan đến một trung tâm lưu trữ dữ liệu hoặc tập trung quản lý. Người dùng có toàn quyền giám sát tài sản và kiểm soát thông tin cá nhân của họ.

-       Nền tảng DeFi chấp nhận người dùng từ mọi nơi trên thế giới, trừ một vài ngoại lệ  chẳng hạn như dYdX chặn khách hàng Hoa Kỳ khỏi các tính năng cụ thể. Nhờ các chuỗi khối không yêu cầu cấp phép như Ethereum, bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể sử dụng DeFi mà không cần kiểm tra KYC.




(Nguồn: https://bap-software.net/en/knowledge/defi-finance/)

-       Chi phí thấp và lãi suất hấp dẫn: Các giao thức DeFi không có sự tham gia của các bên trung gian như ngân hàng hoặc mạng thẻ tín dụng nên không phát sinh các khoản phí giao dịch liên quan đến các bên trung gian này. Hai bên tham gia giao dịch trên DeFi có thể thỏa thuận lãi suất trực tiếp, hấp dẫn hơn ngân hàng do giảm được chi phí quản lý và chi phí giao dịch.

-       Tính bảo mật và minh bạch:   Hồ sơ của các giao dịch chuỗi khối đã hoàn thành là công khai và không thay đổi. Dữ liệu mới được ghi lại sau khi xác minh tính xác thực mà không tiết lộ danh tính người dùng. Trong tương lai, các cơ chế này có thể cải thiện thẩm định và phát hiện lừa đảo.

-       Khả năng kết hợp để tạo ra các hình thức dịch vụ tài chính mới: Các giao thức DeFi được gọi là lego tiền tệ do tính năng xếp chồng linh động và đa năng của Ethereum. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng các giao thức và ứng dụng với giao diện tùy chỉnh và tích hợp của bên thứ ba. Bằng cách kết hợp các DApp mà không cần xin cấp phép, họ có thể tạo ra các hình thức dịch vụ tài chính mới.

 

3.    Nhược điểm của DeFi

Nhược điểm của DeFi cũng xuát phát từ những khó khăn cố hữu của hệ thống phân quyền. Một số nhược điểm cụ thể của DeFi được ghi nhận như sau:

-       Rủi ro hợp đồng thông minh: Tội phạm mạng có thể sử dụng lỗi logic trong các đoạn mã để khai thác trục lợi.

-       Yếu tố quản trị (Governance): Vì một số giao thức dựa vào quản lý rủi ro do con người kiểm soát. Về lý thuyết, khi một người có được đa số các mã thông báo quản trị thì được trao quyền kiểm soát giao thức giao dịch và tiền của các giao dịch này.

-       Khả năng mở rộng: Khả năng cung cấp tài chính toàn diện của DeFi phụ thuộc vào khả năng mở rộng của các chuỗi khối lưu trữ. Chẳng hạn, Ethereum từng bị đánh giá không tốt do tốc độ thấp và phí cao trong thời gian tắc nghẽn mạng.

-       Không có khung pháp lý quy định để điều chỉnh các hoạt động trên DeFi: Bất chấp sự tăng trưởng theo cấp số nhân của DeFi, vẫn chưa có khung pháp lý nào cho nó. Ngay cả những nhà phát triển đằng sau một số giao thức cũng là ẩn danh hoặc bút danh. Người dùng DeFi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tài sản tiền điện tử của họ, tự nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn.

Tài liệu tham khảo

1.    https://www.leewayhertz.com/defi-vs-cefi/

2.    https://beincrypto.com/learn/cefi-vs-defi/#h-what-is-centralized-finance-cefi

3.https://cryptonews.com/exclusives/defi-vs-cefi-difference-between-decentralized-centralized-finance.htm

4.    https://www.soluntech.com/blog/defi-cefi-or-tradfi-how-will-the-future-economy-be

5.    https://cointelegraph.com/defi-101/defi-vs-cefi-comparing-decentralized-to-centralized-finance

6.    https://bap-software.net/en/knowledge/defi-finance/

7.    https://screenrant.com/dapps-vs-apps-decentralized-technology-explained/

8. https://www.imf.org/en/Publications/fandd/issues/2022/09/Point-of-View-Defi-Tradfi-must-work-together-Michael-Casey

9.https://www.semanticscholar.org/paper/CeFi-vs.-DeFi-Comparing-Centralized-to-Finance-Qin-Zhou/bf070f6e405c8f4e425870ca06c9ae24aed4d605

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Fraud Triangle

 Tam giác gian lận, tiếng Anh là fraud triangle , là một mô hình lý thuyết được sử dụng để giải thích hành vi gian lận trong các tổ chức. Mô...