1.
LegalTech
là gì?
. LegalTech
- Công nghệ pháp lý – là thuật ngữ được kết hợp bởi hai từ Legal và Technology.
Legal Tech còn được gọi với các tên gọi khác như ‘Law Tech’, hay ‘Regulatory
Tech’. LegalTech dùng để chỉ việc tự động hóa công việc pháp lý, thông qua
việc sử dụng công nghệ, phần mềm, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (ML) để cung
cấp hỗ trợ và hỗ trợ cho ngành công nghiệp pháp lý. Công nghệ pháp lý không chỉ
là công cụ giúp luật sư số hóa dữ liệu, đơn giản hóa công tác quản lý và hậu cần,
mà còn là công cụ cung cấp tư pháp tốt hơn, dễ dàng, tiết kiệm chi phí và tiết
kiệm thời gian.
(Nguồn hình: https://www.cbinsights.com/research/legal-tech-market-map-company-list/)
2.
Lợi
ích của LegalTech
Tính hiệu quả
Khả năng
tìm kiếm các điều khoản hợp đồng quan trọng chỉ bằng một lần bấm nút hoặc việc
hỗ trợ tạo các lịch trình đầy đủ nhanh chóng không chỉ giúp công việc của luật
sư bớt nặng nề hơn về quản trị, mà còn cho phép họ dành nhiều thời gian hơn cho
các nhiệm vụ quan trọng.
Tính minh bạch
Các vấn
đề pháp lý thường có vẻ phức tạp, khó nhớ, khó hiểu với các khách hàng. Công nghệ
được ứng dụng trong lĩnh vực pháp lý đang giúp chuyển hướng sang các giải pháp
pháp lý thân thiện với người dùng.
Tính chắc chắn
Công nghệ
pháp lý làm giảm thiểu khả năng bỏ sót một phần thẩm định quan trọng bằng cách
ghi nhớ lịch và nhắc việc, bằng cách lưu trữ toàn bộ tài hồ sơ và tra cứu dễ dàng.
Kết quả tìm kiếm tài liệu bằng phần mềm sẽ nhanh chóng và chính xác hơn so với
khi xử lý với các hồ sơ lưu trữ dạng văn bản truyền thống. Công nghệ pháp lý
cũng làm giảm đáng kể tỷ lệ lỗi của con người thông qua các công cụ như hệ thống
quản lý hợp đồng.
An ninh và an toàn
Chữ ký số
và dữ liệu được mã hóa là những minh chứng cho việc công nghệ pháp lý bảo mật
các tài liệu do luật sư xử lý.
3.
Một số
vị trí công việc trong LegalTech
Một điều
tất yếu là công nghệ pháp lý sẽ đóng một vai trò to lớn trong việc đổi mới cách
thức làm việc của các luật sư trong các tập đoàn và công ty luật. LegalTech
có thể tạo ra những nghề nghiệp hoàn toàn mới, dành cho những người như lập
trình viên và chuyên gia làm việc trên các công cụ thông minh cơ bản:
·
Các
nhà công nghệ pháp lý (Legal Technologists) phát triển các ứng dụng sáng tạo; quản lý quá
trình thử nghiệm và triển khai phần mềm mới;
·
Nhà
phân tích pháp lý (Legal Analysts) áp dụng các giải pháp dữ liệu
lớn cho các vấn đề pháp lý cụ thể;
·
Người
quản lý quy trình pháp lý
(Legal Process Managers) làm việc
để thiết kế quy trình công việc và tối ưu hóa quy trình;
·
Nhà
thiết kế pháp lý (Legal Designers) biến những hiểu biết có được
với công nghệ pháp lý thành đồ họa và hình ảnh hấp dẫn;
·
Kỹ sư
pháp lý (Legal Engineers) là những nhà tổng quát có thể làm việc
trong mọi lĩnh vực của công nghệ pháp lý
·
Người
quản lý dự án pháp lý (Legal Project Managers) điều phối các dự
án đa dạng của bộ phận pháp lý
Tài liệu tham khảo
[1].
https://www.cbinsights.com/research/legal-tech-market-map-company-list/
[2].
https://www.plainconcepts.com/technological-trends-legaltech/
[3].
https://zegal.com/blog/post/what-is-legal-tech-and-why-is-it-important-2/
[4].
https://cms.law/en/deu/insight/legal-tech
[5].
https://www2.deloitte.com/dl/en/pages/legal/articles/legal-tech-legal-department.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét