Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

GIGANOMICS

 

“Flexibility is the key to stability.”    

1.    Giganomics là gì?

Cách gọi khác của giganomicsgig economy, và có nhiều thuật ngữ liên quan đến giganomics như prevalence of freelance work, freelance jobs, portfolio career, portfolio worker

Thuật ngữ "gig" là một từ lóng chỉ một công việc kéo dài trong một khoảng thời gian xác định. Từ này vốn xuất phát từ âm nhạc, dùng trong các buổi biểu diễn nhạc sống. Ban đầu được đặt ra vào những năm 1920 bởi các nhạc sĩ nhạc jazz, thuật ngữ này, viết tắt của từ " engagement". Ngày nay, từ “gig” hay “gigging” có nghĩa là có công việc được trả lương, được tuyển dụng.

Từ đó, gig economy hay giganomics được dùng để mô tả xu hướng ngày càng tăng của các người làm việc không muốn gắn với công việc toàn thời gian tại một tổ chức duy nhất mà làm cùng lúc nhiều công việc ngắn hạn để tạo ra thu nhập. “The gig economy” cho phép các cá nhân tự do lựa chọn thời gian và cách thức họ làm việc, đồng thời mang đến cho người lao động cơ hội làm việc tự do toàn thời gian tạo ra danh mục các nguồn thu nhập tương ứng với công việc.

(Nguồn hình: https://medium.com/growup-technologies/the-gig-economy-has-arrived-and-is-here-to-stay-3d4f9b25508c)


2.    Những ai đang tham gia vào the gig economy?

Người tham gia vào gig economy là các người làm nghề tự do (freelancers): dịch giả tự do được trả tiền cho mỗi nhiệm vụ; các nhà thầu độc lập thực hiện công việc và được trả tiền trên cơ sở từng hợp đồng; người lao động làm việc theo dự án được dự án trả lương; những người thuê tạm thời được tuyển dụng trong một khoảng thời gian cố định; công nhân bán thời gian làm việc ít hơn số giờ toàn thời gian; các lập trình viên làm việc theo dự án; các hướng dẫn viên làm theo hợp đồng với các công ty du lịch…

3.    Những ngành nghề và dạng công việc phù hợp với gig economy.

·      Kế toán và tài chính: Tư vấn độc lập và đại diện thế chấp.

·      Quản trị:  Trợ lý hành chính.

·      Nghệ thuật và Thiết kế. Nhạc sĩ hoặc nhà thiết kế đồ họa.

·      Xây dựng: Thợ mộc và nghề tương tự.

·      Giáo dục:  trợ giảng

·      Viết lách tự do: Công việc của người viết nội dung và copywriter.

·      Công nghệ thông tin: Lập trình viên, phân tích thiết kế hệ thống, kỹ sư mạng…

·      Truyền thông:  viết bài, nhiếp ảnh gia.

·      Quản lý dự án: Công việc quản lý dự án hoặc văn phòng.

·      Phát triển phần mềm: Kỹ sư DevOps và trải nghiệm người dùng

·      Giao thông vận tải: Tài xế của các ứng dụng gọi xe

·      Và có nhiều ngành nghề vào công việc khác


(Nguồn hình: https://www.weforum.org/agenda/2019/11/gig-economy-in-4-steps/)

4.    Những lợi ích và khó khăn của gig economy

a.    Những lợi ích

·      Doanh nghiệp:

Trong gig economy, các doanh nghiệp tiết kiệm được tiền và tài nguyên. Họ không phải chịu trách nhiệm cung cấp các phúc lợi cho nhân viên, chẳng hạn như nghỉ ốm và bảo hiểm y tế, và cũng không phải cung cấp cho nhân viên không gian văn phòng, trang thiết bị và huấn luyện đào tạo. Mô hình gig cũng cho phép doanh nghiệp ký hợp đồng với các chuyên gia - những người mà nếu nhận vào làm việc toàn thời gian có thể phải trả lượng rất cao – chỉ cho các dự án cụ thể và cần thiết.

·      Người lao động:

Từ quan điểm của người lao động, gig economy có thể cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống so với nhiều công việc truyền thống. Những người lao động tự do có thể chọn những công việc mà họ quan tâm, mang lại những cơ hội mới và phù hợp với sở thích và lịch trình của họ. Họ không bị mắc kẹt trong một công việc toàn thời gian mà họ không hứng thú hoặc không có sự linh hoạt mà họ cần.  Loại hình gig economy cũng cho phép người lao động lựa chọn thời điểm họ muốn làm việc và giúp họ tránh bị gò bó hoặc phụ thuộc vào một ông chủ duy nhất.

·      Người tiêu dùng

gig economy cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn và thuận tiện hơn trong các dịch vụ cá nhân. Trong nhiều trường hợp, dịch vụ có chất lượng cao hơn, được cung cấp với giá thấp hơn và đôi khi linh hoạt hơn. Người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn về nơi cung cấp dịch vụ cũng như thời gian, địa điểm cung cấp.

b.    Những khó khăn đối với gig economy

 

·      Thiếu những chính sách phúc lợi xã hội đi kèm với công việc. Đây là lợi ích của doanh nghiệp nhưng lại là thiệt thòi cho người lao động. Những người làm nghề tự do được nhận bảo hiểm y tế hoặc các lợi ích khác như các nhân viên toàn thời gian. Các công ty cũng thường không bắt buộc phải trả lương tối thiểu hoặc làm thêm giờ cho những người lao động tự do này.

·      Khó khăn khi quản lý thời gian và giữ cho cân bằng công việc-cuộc sống. Công việc tạm thời có thể gây gián đoạn nếu nhân viên không quen lập lịch trình của riêng họ. Những người lao động thiếu kinh nghiệm có thể dễ dàng đảm nhận quá nhiều hợp đồng làm việc, dẫn đến làm việc quá sức và kiệt sức.

·      Sự bấp bênh và thu nhập không ổn định. Có đủ công việc để duy trì thu nhập ổn định là một thách thức đối với công việc tự do.

·      Văn hóa làm việc dễ bị thay đổi. Những người lao động tạm thời đến và đi trong một tổ chức gây khó khăn cho việc duy trì mối quan hệ lâu dài giữa người lao động, người sử dụng lao động và khách hàng.

5.    Những yếu tố tác động đến gig economy

·      Những thay đổi trong môi trường chính trị, văn hóa và kinh doanh ảnh hưởng đến gig economy. Ví dụ như việc thay đổi các quy định của chính phủ và chính sách của công ty về quy định tuyển dụng và làm việc của gig economy có thể làm thay đổi lực lượng freelancers.

·      Những biến động lớn như đại dịch COVID-19 cũng làm thay đổi gig economy. Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng cũng dẫn đến sự thay đổi cách thức phục vụ của công ty, và vì thế ảnh hưởng đến lực lượng lao động tự do.

·      Vấn đề chuyển đổi số nền kinh tế: Trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tự động khác đã có tác động đáng kể đến thị trường việc làm. Trong một số trường hợp, số hóa đã làm giảm các công việc có sẵn do phần mềm thay thế một số loại công nhân.

·      Hiệu ứng thế hệ: Những người lao động trẻ hơn, chẳng hạn như thế hệ millennials và Gen Z, cũng có xu hướng thay đổi công việc thường xuyên hơn so với những người lao động lớn tuổi hơn, truyền thống hơn. Gig ecomomy là một phần của xu hướng đó.

Tài liệu tham khảo

[1].     https://www.healthecareers.com/articles/giganomics-your-guide-to-healthcare-shift-work

[2].     https://www.techtarget.com/whatis/definition/gig-economy

[3].     https://hbr.org/2018/03/thriving-in-the-gig-economy

[4].     https://forumspb.com/en/news/news/predprinimatelstvo-i-zanjatost-v-epohu-giganomiki/

[5].     http://www.bbpmag.com/Features/1113feature-Giganomics.php

[6].     https://www.td.org/magazines/td-magazine/word-wiz-giganomics

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR)

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR) là một khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nơi các doanh nghiệp tham gia vào ...