Thứ Hai, 15 tháng 7, 2024

Feed-in Tariffs

 

Feed-in Tariffs là gì

Feed-in Tariffs là một chính sách kinh tế thúc đẩy đầu tư tích cực vào các chương trình và sản xuất các nguồn năng lượng tái tạo. Chính sách này thường là nhằm khuyến khích việc phát triển năng lượng tái tạo bằng cách đảm bảo một mức giá cố định, thường cao hơn giá thị trường, cho điện sản xuất từ nguồn tái tạo như gió, mặt trời, hoặc thủy điện. Điều này không chỉ giúp các nhà đầu tư giảm bớt rủi ro tài chính mà còn đảm bảo lợi nhuận hấp dẫn trong suốt khoảng thời gian nhất định.

(Nguồn: https://sustent.in/blog/feed-in-tariff-a-simple-mechanism-to-promote-adoption-of-renewable-energy/)

 

Lịch sử của biểu giá FITs

Biểu giá FIT đầu tiên được chính quyền Carter thực hiện ở Mỹ vào năm 1978 để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng trong những năm 1970, thời điểm hàng loạt các đường ống bơm gas được dựng lên. Như một Đạo luật Năng lượng Quốc gia, nó có ý nghĩa thúc đẩy bảo tồn năng lượng cùng với việc phát triển các nguồn năng lượng mới có thể tái tạo, như năng lượng mặt trời và gió. Kể từ đó, FITs đã được sử dụng rộng rãi hơn trên phạm vi quốc tế, đáng chú ý nhất là ở Đức, Tây Ban Nha và các khu vực khác của Châu Âu.

Tại sao Feed-in Tariffs lại quan trọng?

  • Việc đảm bảo một mức giá ổn định giúp thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, là yếu tố then chốt để phát triển nhanh chóng các công nghệ này.
  • FITs thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo như năng lượng hóa thạch và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Các dự án năng lượng tái tạo thường đòi hỏi lao động để xây dựng và bảo trì, do đó tạo ra nhiều công ăn việc làm mới trong khu vực.

Phương pháp tiếp cận xác định giá điện FIT

Hiện có nhiều phương pháp được áp dụng, việc lựa chọn tùy theo mục tiêu chính sách của các quốc gia. Couture và cộng sự (2010) cho rằng cơ bản có thể chia thành 4 loại như sau:

  • Dựa trên chi phí sản xuất điện từ năng lượng tái tạo. Cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến nhất ở EU và nó cũng rất thành công trong việc thúc đẩy phát triển NLTT trên toàn thế giới.
  • Dựa trên “giá trị” của điện năng được sản xuất từ năng lượng tái tạo đối với xã hội, thường được thể hiện dưới dạng “chi phí tránh được”. Cách tiếp cận này được sử dụng ở California, cũng như ở British Columbia (miền Tây Canada).
  • Đưa ra một hình thức khuyến khích giá cố định mà không liên quan đến chi phí sản xuất điện từ năng lượng tái tạo cũng như chi phí tránh được.
  • Dựa trên kết quả đấu giá hoặc đấu thầu. Đây là cách tiếp cận định hướng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh. Cơ chế dựa trên đấu giá có thể được áp dụng và phân biệt dựa trên các công nghệ, quy mô dự án khác nhau.
(Nguồn: https://phukiendienmattroi.net/feed-in-tariff-la-gi/)



Nguồn tham khảo

  • https://www.investopedia.com/terms/f/feed-in-tariff.asp
  • https://vneec.gov.vn/tin-tuc/pho-bien-kien-thuc/t7542/gia-dien-feed-in-tariffs--la-gi--tinh-gia-dien-fit-nhu-the-nao-.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Fraud Triangle

 Tam giác gian lận, tiếng Anh là fraud triangle , là một mô hình lý thuyết được sử dụng để giải thích hành vi gian lận trong các tổ chức. Mô...