Hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect) là một thuật ngữ thường được áp dụng trong đời sống và kinh doanh để tạo ra ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng. Thuật ngữ dùng trong tình huống khi người bán cố ý thêm vào nhiều lựa chọn khác nhau để định hình quyết định của khách hàng. Bằng phương pháp tâm lý này, họ sẽ giới thiệu một “sản phẩm mồi nhử” để có thể dễ dàng đưa khách hàng tiếp cận và tiêu thụ những sản phẩm khác cùng phân khúc với giá cao hơn.
Hiệu ứng chim mồi được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh vì tính chất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại vô cùng cao. Hai lĩnh vực kinh doanh thường áp dụng phương pháp tâm lý này và đạt được nhiều thành công nhất là cung cấp dịch vụ và kinh doanh đồ ăn uống.
Các loại hiệu ứng chim mồi – Decoy Effect
- Chiêu thức để khách hàng tự do lựa chọn
Thay vì để một mức giá cụ thể, có duy nhất một sự lựa chọn. Cửa hàng sẽ đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng tự do. Cách thức này làm cho khách hàng thấy lựa chọn của mình dù bỏ ra nhiều tiền hơn, mua được nhiều hơn nhưng vẫn vui vẻ vì được chọn lựa theo ý mình. Hiệu ứng này đã đánh vào tâm lý của khách hàng, khiến họ nghĩ rằng: “À, mình đã mua được giá rẻ”.
(Nguồn: https://startuptalky.com/decoy-marketing-technique/)
Điển hình của thương hiệu sử dụng vô cùng thành công chiêu thức này chính là Starbucks. Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, thương hiệu sẽ mong muốn gia tăng doanh thu ở sản phẩm có giá trung bình (ở giữa hai sản phẩm rẻ hơn và đắt hơn). Cho đến những năm 1990, Starbucks có 3 kích cỡ đồ uống: Short, Tall, Grande. Tất nhiên Tall là sự lựa chọn phổ biến nhất. Biết được xu hướng này, Starbucks đã cố tình “giấu” kích cỡ Short trên menu và thêm 2 size lớn hơn: Venti và Trenta. Ngay lập tức, Grande trở thành lựa chọn “hợp lý” nhất trong mắt khách hàng.
Với chiến thuật này, tổng doanh thu của Starbucks đã tăng 3,7%, từ 267 USD lên 277 USD trong thời gian ngắn. Các quán cafe, trà sữa nên học hỏi chiến lược này từ Starbucks.
- Quy luật 100
Quy luật 100 là một biến thể khác của hiệu ứng chim mồi. Nếu để ý, bạn sẽ thấy đặc điểm chung của hầu hết các chương trình khuyến mại:
- Số tiền giảm giá cho sản phẩm khuyến mãi nhỏ hơn 100.000 đồng: chính sách giảm giá sẽ được niêm yết theo tỷ lệ %.
- Số tiền khuyến mãi trên mỗi sản phẩm lớn hơn 100.000 đồng: chính sách khuyến mại sẽ dùng đơn vị số tiền được giảm giá.
Một ví dụ đơn giản:
- Nếu một gói bánh có giá 90.000 đồng thì chương trình khuyến mãi giảm giá 30%. Điều này tương ứng giảm 27.000 đồng. Rõ ràng bạn thấy con số giảm 30% sẽ ấn tượng hơn rất nhiều. Và trên kệ hàng, doanh nghiệp sẽ ghi rõ: giảm 30%.
- Còn với một chiếc điện thoại 8 triệu chẳng hạn, được giảm 20%. Điều này tương ứng giảm 1,6 triệu đồng. Bạn sẽ ấn tượng với số tiền giảm 1,6 triệu đồng hơn rất nhiều so với con số 20% mà bạn chưa kịp nhân chia cộng trừ…
Hiệu ứng này đánh vào tâm lý người mua hàng. Thường cái gì lớn và dễ nhìn sẽ dễ để lại ấn tượng hơn.
- Hiệu ứng con số bên trái
Hầu hết mọi khách hàng sẽ không đủ “kiên nhẫn” đọc hết dãy giá dài ngoằng của sản phẩm kệ hàng có giá 49,999,900 đồng. Hơn thế nữa, số lẻ 99 cũng tạo cho người mua cảm giác mức giá ấy nhỏ hơn rất nhiều so với số làm chẵn.
Cũng vậy, khi xem một sản phẩm có giá 99.900 đồng, bạn lập tức nghĩ nó mới đầu 9, hơn 9 chục, còn kém một trăm ngàn. Tuy nhiên, cũng mặt hàng nó nếu gắn giá 100.000 bạn sẽ cảm giác nó đắt – đắt hơn rất nhiều.
Bài viết nguồn:
- https://digisol.asia/hieu-ung-chim-moi-la-gi/
- https://stringeex.com/vi/blog/post/Hieu-ung-chim-moi-Decoy-Effect-la-gi
- https://glints.com/vn/blog/hieu-ung-chim-moi-trong-marketing-la-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét