Chief Sustainability Officer (CSO) – hay Giám đốc Phát triển Bền vững – là một chức danh điều hành cấp cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm dẫn dắt các chiến lược và sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm các yếu tố môi trường (Environmental), xã hội (Social), và quản trị (Governance) – thường được gọi chung là ESG.
Chức danh CSO bắt đầu xuất hiện từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000, cùng với sự gia tăng nhận thức toàn cầu về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cuối thập niên 1990, một số công ty lớn (đặc biệt trong ngành năng lượng, hóa chất, và hàng tiêu dùng) bắt đầu bổ nhiệm giám đốc phụ trách môi trường hoặc CSR – tiền thân của chức danh CSO. Năm 2004 DuPont – tập đoàn hóa chất Mỹ – là một trong những công ty đầu tiên chính thức bổ nhiệm Chief Sustainability Officer với vai trò điều phối chiến lược môi trường và an toàn. Từ 2008–2015, CSO trở thành chức danh phổ biến hơn tại các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Nestlé, Coca-Cola, và Nike. Từ 2015 đến nay, sự ra đời của SDGs của Liên Hợp Quốc và các tiêu chuẩn như TCFD, GRI, SASB, ISSB đã đẩy mạnh vai trò CSO trong điều phối toàn bộ chiến lược ESG. Nhiều công ty niêm yết và định hướng toàn cầu bắt buộc có CSO trong cơ cấu quản trị.
Nhiệm vụ chính của CSO
- Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển bền vững
- Lồng ghép các yếu tố ESG vào chiến lược tổng thể của doanh nghiệp
- Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về phát thải, năng lượng, nhân quyền, và chuỗi cung ứng
- Giám sát việc tuân thủ quy định và báo cáo ESG
Đảm bảo tuân thủ các khung báo cáo quốc tế như:
- GRI (Global Reporting Initiative)
- SASB (Sustainability Accounting Standards Board)
- TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures)
- ISSB/IFRS S1 & S2
- CSRD (Corporate Sustainability Reporting Directive – EU)
- Phối hợp với bộ phận tài chính và pháp lý để lập báo cáo minh bạch
- Tham vấn và gắn kết với các bên liên quan, điều phối các sáng kiến về trách nhiệm xã hội và quản trị có đạo đức
- Thúc đẩy đổi mới và chuyển đổi xanh
- Dẫn dắt các chương trình về kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, giảm phát thải carbon
- Nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp bền vững từ cấp quản lý đến nhân viên
"4 C" – 4 phẩm chất của một CSO
Collaboration (Hợp tác)
- Khả năng thiết lập quan hệ đối tác bên trong và bên ngoài tổ chức là yếu tố then chốt.
Credibility (Tính thuyết phục)
- CSO cần chứng minh giá trị của các sáng kiến bằng cách chuyển đổi mục tiêu bền vững thành ngôn ngữ kinh doanh dễ hiểu, như phân tích chi phí carbon.
Commercial awareness (Hiểu biết thương mại)
- Khả năng nhận ra cơ hội kinh doanh mới từ các xu hướng bền vững.
Commitment (Cam kết)
- Sự tận tâm sâu sắc, hiểu rằng truyền thống phát triển bền vững là vay mượn từ các thế hệ tương lai.
Tài liệu tham khảo
- https://hbr.org/2023/07/the-evolving-role-of-chief-sustainability-officers
- https://www.strategyand.pwc.com/de/en/functions/sustainability-strategy/chief-sustainability-officers.html
- https://www.weforum.org/stories/2024/05/chief-sustainability-officer-key-qualities/
- https://www.growlity.com/12-important-skills-of-chief-sustainability-officer-cso/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét