Theo OECD (2020), green budgeting (ngân sách xanh) là việc sử dụng hệ thống ngân sách để đạt được các mục tiêu môi trường, bằng cách lồng ghép các rủi ro, cơ hội và tác động môi trường vào tất cả các khâu của chu trình ngân sách nhà nước.
(Nguồn: https://blogs.worldbank.org/en/governance/embracing-green-budgeting--a-game-changer-in-fiscal-policy)
Green budgeting tích hợp các yếu tố môi trường, khí hậu và phát triển bền vững vào quá trình lập, phân bổ, thực hiện và đánh giá ngân sách công. Đây là một công cụ tài khóa mạnh mẽ để định hướng chính sách công hỗ trợ chuyển đổi xanh, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực công.
Các yếu tố chính trong Green Budgeting
- Lập kế hoạch ngân sách, xác định các mục tiêu ngân sách phù hợp với chiến lược khí hậu/quốc gia (ví dụ: giảm phát thải, thích ứng khí hậu)
- Phân bổ ngân sách xanh, trong đó phân bổ nguồn lực ưu tiên cho các dự án xanh (năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, bảo tồn tài nguyên,...)
- Xây dựng chỉ số theo dõi chi tiêu xanh, đo lường hiệu quả môi trường của các chương trình chi
- Đánh giá định lượng/định tính ảnh hưởng môi trường từ chính sách tài khóa và đầu tư công
(Nguồn: https://www.researchgate.net/figure/Life-Cycle-in-Green-Budgeting_fig1_366570437)
Các công cụ Green Budgeting
- Green tagging
Gắn nhãn “xanh” cho từng khoản chi ngân sách theo tiêu chí rõ ràng
- Green impact assessments
Đánh giá tác động môi trường của các chương trình chi tiêu hoặc đầu tư công
- Climate budget tagging
Phân loại chi tiêu theo nhóm: giảm nhẹ, thích ứng, không liên quan hoặc gây hại khí hậu
- Carbon pricing integration
Lồng ghép chi phí carbon vào phân tích chi phí – lợi ích trong đầu tư công
- Expenditure reviews
Đánh giá lại các khoản chi thường xuyên để loại bỏ chi tiêu gây hại môi trường
So sánh với Climate Budgeting
- Climate budgeting tập trung vào các kế hoạch hàng năm liên quan đến biến đổi khí hậu và là một phần của Green Budgeting rộng hơn.
- Khác với đánh giá chi phí khí hậu dài hạn, Green Budgeting áp dụng trong nền tảng quy trình ngân sách thường xuyên
Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với Green Budgeting
- Carbon budget (tổng hạn mức phát thải CO₂ cho mục tiêu khí hậu)
- Natural resource accounting (kế toán tài nguyên thiên nhiên)
- Green accounting (bao gồm môi trường trong tài khoản quốc gia)
- Green GDP (GDP điều chỉnh theo môi trường)
Nguồn tham khảo
- https://www.oecd.org/en/topics/sub-issues/green-budgeting.html
- https://ieefa.org/resources/what-green-budgeting
- https://greenbudgeting.teriin.org/about-green-budgeting.php
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét