Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

Sticky Wage Theory

 Sticky wage theory là gì?

Tương tự như Sticky price, lý thuyết Sticky wage là một khái niệm trong kinh tế học giải thích tại sao mức lương của người lao động không điều chỉnh nhanh chóng phản ánh thay đổi của nền kinh tế, như tỷ lệ thất nghiệp hoặc lạm phát. 

 


(Nguồn: https://fastercapital.com/topics/understanding-the-sticky-wage-theory.html)

Nguyên nhân của Sticky wage

  • Nhiều người lao động có hợp đồng lao động đặt ra mức lương cố định trong một khoảng thời gian dài, điều này giảm bớt sự linh hoạt trong việc điều chỉnh lương theo điều kiện thị trường.
  • Pháp luật và quy định về lao động có thể hạn chế khả năng của nhà tuyển dụng trong việc giảm lương, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
  • Việc giảm lương có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và năng suất của người lao động. Do đó, nhiều nhà tuyển dụng chọn giữ nguyên mức lương để duy trì sự hài lòng và trung thành của nhân viên.
  • Cạnh tranh giữa các công ty trong việc thu hút và giữ chân nhân tài có thể khiến mức lương trở nên cứng nhắc hơn, vì các công ty không muốn giảm lương và mất đi nhân viên giỏi.

Những tác động của Sticky wage

  • Chế độ lương cứng nhắc có thể làm cho thị trường lao động kém linh hoạt, khiến việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trở nên khó khăn hơn trong suy thoái kinh tế. Đồng thời, mức lương cứng nhắc cũng có thể ngăn cản người lao động chuyển đổi giữa các ngành hoặc các vị trí công việc, vì họ không muốn mất một mức lương cao hiện tại cho một công việc có mức lương thấp hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng phân bổ lao động không hiệu quả. 
  • Mức lương cứng nhắc có thể làm giảm hiệu quả của việc điều chỉnh lãi suất nhằm kích thích kinh tế.
  • Trong một nền kinh tế đang trải qua lạm phát, lương cứng nhắc có thể buộc các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm và dịch vụ của mình để bù đắp cho chi phí lao động cao. Điều này làm tăng mức lạm phát do chi phí đẩy. 

(Nguồn: https://fastercapital.com/content/Wage-rigidity--Exploring-the-Core-Concept-of-Sticky-Wage-Theory.html#Understanding-Wage-Rigidity)


Nguồn tham khảo

  • https://fastercapital.com/topics/understanding-the-sticky-wage-theory.html
  • https://fastercapital.com/content/Wage-rigidity--Exploring-the-Core-Concept-of-Sticky-Wage-Theory.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Fraud Triangle

 Tam giác gian lận, tiếng Anh là fraud triangle , là một mô hình lý thuyết được sử dụng để giải thích hành vi gian lận trong các tổ chức. Mô...