Thứ Tư, 14 tháng 8, 2024

Paradox vs Dilemma

Paradox

  • Một paradox là một tình huống có vẻ mâu thuẫn hoặc đi ngược lại với suy nghĩ thông thường.
  • Nghịch lý có thể xuất hiện từ một loạt các giả định hợp lệ nhưng dẫn đến một kết luận phi lý hoặc tự mâu thuẫn. 

(Nguồn: https://jethrojeff.com/)


  • Ví dụ
    • Nghịch lý tiết kiệm (Paradox of Thrift) của Keynes chỉ ra rằng nếu mọi người cùng tiết kiệm nhiều hơn trong một suy thoái kinh tế, điều đó có thể làm cho nền kinh tế tổi tệ hơn do giảm chi tiêu tổng thể. 
    • Nghịch lý chi phí (Paradox of Costs) của Michal Kalecki cho rằng nỗ lực của doanh nghiệp để tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí lao động (chẳng hạn như giảm lương) có thể dẫn đến giảm lợi nhuận tổng thể bởi vì nó làm suy giảm tổng cầu.
    • ...
  • Nghịch lý thường được sử dụng để thử thách lý thuyết hiện hành, thúc đẩy suy nghĩ sâu sắc hơn hoặc nhấn mạnh một vấn đề trong lý luận.

Dilemma

  • Một dilemma là một tình huống tiến thoái lưỡng nan, trong đó một người phải lựa chọn giữa hai hoặc nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn đều có những hậu quả không mong muốn hoặc mâu thuẫn với nhau. 

(Nguồn: https://www.sketchbubble.com/en/presentation-dilemma.html)


  • Dilemma thường làm nổi bật sự cần thiết phải đưa ra quyết định khó khăn, trong đó không có giải pháp hoàn hảo. 
    • Ví dụ, một người lãnh đạo có thể phải quyết định giữa việc giảm nhân sự để cứu doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn, hoặc giữ nhân viên nhưng rủi ro làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty. Đây là một lựa chọn khó khăn giữa trách nhiệm với nhân viên và trách nhiệm với doanh nghiệp (Leader's Dilemma).

Nguồn tham khảo

  •  https://www.quora.com/Whats-the-difference-between-Dilemma-and-Paradox
  • https://www.thetalentadvisors.com/insights/tensions-dilemmas-and-paradoxes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR)

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR) là một khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nơi các doanh nghiệp tham gia vào ...