Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Lịch sử của Factor Analysis

  • Charles Spearman (1904): Được coi là người đặt nền móng cho phân tích nhân tố, SSpearman đưa ra lý thuyết hai yếu tố, trong đó thừa nhận yếu tố trí tuệ chung ('g') cùng với các yếu tố cụ thể dành riêng cho từng nhiệm vụ. Nghiên cứu của ông là nền tảng trong việc sử dụng phân tích nhân tố để hiểu khả năng nhận thức và kiểm tra trí thông minh của con người. 
(Nguồn: https://intelligenceccsw5.weebly.com/spearmans-g-factor.html)


  • Thurstone (1930s): Thurstone mở rộng công trình của Spearman bằng cách phát triển phương pháp "multiple factor analysis". Ông không chỉ tìm kiếm một yếu tố chung mà còn khám phá nhiều yếu tố độc lập khác nhau đóng góp vào dữ liệu.\
(Nguồn: https://photoarchive.lib.uchicago.edu/db.xqy?one=apf1-09080.xml)


  • Harold Hotelling (1930s) - Công trình của Hotelling về phân tích thành phần chính (PCA) có mối liên hệ đáng kể với phân tích nhân tố, vì PCA thường được sử dụng như một phương pháp để tính gần đúng các giải pháp phân tích nhân tố. Những đóng góp của ông cho thống kê đa biến đã ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng khác nhau của phân tích nhân tố.

(Nguồn: https://magazine.amstat.org/blog/2018/10/29/sih-hotelling/)


  • Raymond Cattell (1960s): Ông đề xuất "phân tích nhân tố khám phá" (EFA), một kỹ thuật cho phép phân tích mà không cần các giả định trước về cấu trúc của dữ liệu.

(Nguồn: https://psychologytheorists.wordpress.com/2016/05/26/raymond-cattell/)


  • Karl Jöreskog (1970s): Jöreskog phát triển phương pháp "phân tích nhân tố khẳng định" (CFA), cho phép các nhà nghiên cứu kiểm định các mô hình lý thuyết đã được đề xuất trước đó về cấu trúc của dữ liệu. Jöreskog cũng đã đề xuất một phương pháp ước lượng hợp lý cực đại trong phân tích nhân tố. (Các phương pháp đáng tin cậy tương tự cũng được đề xuất bởi Gerhard Derflinger, Robert Jennrich và Stephen M. Robinson gần như cùng lúc.) Trong thời gian công tác tại the Educational Testing Service và giảng dạy tại đại học Princeton, Jöreskog đã đề xuất một mô hình tuyến tính để phân tích các cấu trúc hiệp phương sai, một đóng góp cơ bản cho mô hình phương trình cấu trúc (SEM).


Tài liệu tham khảo
  • http://www.stats.org.uk/factor-analysis/Thurstone1931.pdf
  • https://www.apadivisions.org/division-5/publications/score/2021/04/multidimensional-response
  • https://rss.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.2307/2985729
  • https://hal.science/hal-02557344/document

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR)

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR) là một khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nơi các doanh nghiệp tham gia vào ...