Thứ Năm, 10 tháng 8, 2023

Ellsberg paradox

  

Nghịch lý Ellsberg được Daniel Ellsberg phát triển trong bài báo “Risk, Ambiguity, and the Savage Axioms” năm 1961. Nó liên quan đến lý thuyết xác suất chủ quan, lý thuyết này không tuân theo lý thuyết hữu dụng kỳ vọng, và xác nhận công thức trước đó của Keynes năm 1921. Nghịch lý này thường được minh họa bằng thí nghiệm như sau:

Một người được cho biết rằng một chiếc bình chứa 90 quả bóng trong đó có 30 quả màu đỏ và 60 quả còn lại có màu đen hoặc vàng.

Anh ta được yêu cầu lựa chọn một trong số những khả năng sau:

 

·      Game A: – thắng $100 nếu bóng màu đỏ

·      Game B: – thắng $100 nếu bóng đen

Hoặc chọn một trong hai khả năng sau:

 

·      Game C: – thắng $100 nếu bóng không đen

·      Game D: – thắng $100 nếu bóng không đỏ

 

 Trong hầu hết các trường hợp, người ta thích chọn A hơn so với B; và thích chọn D hơn so với C.

Tâm lý người tham gia trò chơi này thường cho rằng đặt cược cho hoặc chống lại thông tin đã biết (quả bóng đỏ) sẽ an toàn hơn so với đặt cược cho hoặc chống lại điều chưa biết chắc chắn (quả bóng đen).

 

 


(Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0304406818300193) -  một phiên bản khác của nghịch lý Ellsberg

 

Kết quả thí nghiệm về nghịch lý Ellsberg cho thấy sự biểu lộ của trạng thái tâm lý ác cảm với sự mơ hồ. Kết luận chính mà người ta rút ra từ thí nghiệm này là mọi người luôn thích thông tin xác định hơn là thông tin không xác định

 

Tài liệu tham khảo:

https://psychology.fandom.com/wiki/Ellsberg_paradox

https://www.cairn.info/revue-d-economie-politique-2001-1-page-7.htm

https://policonomics.com/ellsberg-paradox/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sandbox

Thuật ngữ "sandbox" trong bối cảnh công nghệ được dùng để chỉ một môi trường thử nghiệm an toàn, trong đó các phần mềm, chương tr...