Thứ Hai, 16 tháng 6, 2025

Doughnut economy

Doughnut Economy (tạm dịch: Kinh tế bánh vòng) là một mô hình kinh tế bền vững do nhà kinh tế học người Anh Kate Raworth đề xuất vào năm 2012. Mô hình này hình dung nền kinh tế như một chiếc bánh vòng (doughnut) – nơi con người phải sống và phát triển trong một không gian an toàn và công bằng, nằm giữa hai giới hạn: giới hạn xã hội (social foundation) và giới hạn sinh thái (ecological ceiling).


(Nguồn: https://investnanaimo.com/who-we-are/doughnut-economics/)


Mục tiêu của Doughnut Economy

Doughnut Economy nhằm tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu con người và sức chịu đựng của hành tinh, để đạt được sự phát triển con người toàn diện (giảm nghèo, tiếp cận y tế, giáo dục, bình đẳng, nhà ở, năng lượng,...) và đồng thời  bảo vệ môi trường sinh thái (không vượt quá giới hạn khí hậu, đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên,...)


Cấu trúc mô hình Doughnut

Mô hình được hình dung dưới dạng 2 vòng tròn đồng tâm:

  • Vòng trong (social foundation) là các nhu cầu tối thiểu con người cần có để sống có phẩm giá (lương thực, nước sạch, y tế, giáo dục, bình đẳng, thu nhập, tiếng nói xã hội...)
  • Vòng ngoài (ecological ceiling) là các giới hạn sinh thái của Trái Đất – nếu vượt qua sẽ gây tổn hại nghiêm trọng (biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, axit hóa đại dương, suy giảm tài nguyên...)
  • Vùng ở giữa (safe and just space) Là “vùng bánh vòng” an toàn và công bằng, nơi con người sống đủ đầy mà không làm tổn hại đến hành tinh






(Nguồn: https://earth.org/what-is-doughnut-economics/)


Amsterdam (Hà Lan) là thành phố đầu tiên áp dụng mô hình Doughnut Economy vào chính sách phát triển đô thị từ năm 2020. Cho đến nay, nhiều thành phố và tổ chức quốc tế đang sử dụng mô hình này để xây dựng các chiến lược chuyển đổi xanh, công bằng và bền vững.

Nguồn tham khảo

  • https://doughnut-economy-fxs7576.netlify.app/
  • https://earth.org/what-is-doughnut-economics/
  • https://thesustainableagency.com/blog/what-is-doughnut-economics/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Greendazzling

Greendazzling là chiến lược đánh bóng hình ảnh môi trường một cách quá mức và phức tạp, khiến người tiêu dùng, nhà đầu tư hoặc bên liên qua...