Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2025

Types of Greenwashing

 


(Nguồn: https://coolinfographics.com/blog/2008/6/4/greenwashing.html)


Các dạng phổ biếu của greenwashing, bao gồm:

  • Green‑labelling
    Sử dụng các nhãn xanh mờ nhạt hoặc tự tạo để tạo ấn tượng “thân thiện với môi trường”, mặc dù không chứng minh thực chất sản phẩm hoặc tổ chức có hành động môi trường đáng kể. 

  • Green‑crowding
    Tràn ngập thông tin kỹ thuật, dữ liệu ESG, biểu đồ phức tạp… nhằm gây ấn tượng về sự minh bạch, nhưng thực tế là đánh lạc hướng để che giấu thiếu sót.

  • Green‑lighting
    Hạ thấp mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về môi trường; nhấn mạnh rằng các khía cạnh gây hại “không lớn” hoặc đã được xử lý, dù thực tế chưa đúng như vậy.

  • Green‑hushing
    Im lặng về các sáng kiến bền vững thật sự để tránh bị chỉ trích hoặc phân tích không đủ; giữ bí mật để né cáo buộc greenwashing.

  • Green‑shifting
    Đổ lỗi cho các bên khác (như nhà cung cấp, khách hàng) khi bị phê bình về các vấn đề môi trường, mặc dù trách nhiệm vẫn thuộc về mình.

  • Greenshifting

    Chuyển trách nhiệm về phía người tiêu dùng thay vì chịu trách nhiệm như doanh nghiệp: yêu cầu khách hàng “giảm carbon” thay vì tự điều chỉnh quy trình.



(Nguồn: https://www.greenqueen.com.hk/greenwashing-terms-guide/ )



Nguồn tham khảo

  • https://www.novata.com/resources/blog/the-five-types-of-greenwashing/
  • https://enveurope.springeropen.com/articles/10.1186/s12302-020-0300-3
  • https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/beer.12631
  • https://www.greenqueen.com.hk/greenwashing-terms-guide/

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2025

Greenwashing

 Greenwashing (tạm dịch: tẩy xanh hay ngụy xanh) là hành vi mà doanh nghiệp cố tình tạo ra hình ảnh “xanh” – thân thiện với môi trường, nhưng thực chất các hành động hoặc sản phẩm của họ không bền vững hoặc không đạt tiêu chuẩn môi trường như quảng cáo.


(Nguồn: https://www.greenbusinessbenchmark.com/archive/5-ways-to-spot-greenwashing)


Một số hành vi cụ thể cùa greenwashing

  • Sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, dán nhãn “eco-friendly”, “green”, “natural” nhưng không có chứng nhận hoặc bằng chứng cụ thể;
  • Tập trung vào một điểm “xanh” nhỏ để che giấu hoạt động ô nhiễm lớn hơn, sản phẩm tái chế bao bì, nhưng quy trình sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng;
  • Không minh bạch, không công bố dữ liệu carbon, không có kiểm toán ESG độc lập, báo cáo ESG chỉ đề cập những thành tựu nhỏ, bỏ qua các tác động tiêu cực (ví dụ: ô nhiễm nước, khí thải từ chuỗi cung ứng)
  • Chứng nhận giả mạo hoặc không rõ nguồn gốc, tự gán logo "organic", "carbon neutral" mà không qua tổ chức uy tín nào chứng nhận;
  • Tuyên truyền "xanh" nhưng hành động không đồng bộ Chạy quảng cáo “vì môi trường” trong khi phần lớn doanh thu đến từ ngành gây ô nhiễm (dầu khí, fast fashion,...)
  • Chi ngân sách nhiều cho quảng bá hơn là cải cách thực tế Đầu tư nhiều vào chiến dịch “sống xanh” nhưng không cải tiến quy trình sản xuất hoặc giảm phát thải thực tế

(Nguồn: https://fsc.org/en/blog/what-is-greenwashing)


Nguồn tham khảo
  • https://www.investopedia.com/terms/g/greenwashing.asp
  • https://www.un.org/en/climatechange/science/climate-issues/greenwashing
  • https://digital.fpt.com/dxarticles/quang-cao-xanh.html

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2025

Materiality Assessment Frameworks

Materiality Assessment Frameworks (khung đánh giá tính trọng yếu) là công cụ được sử dụng trong các báo cáo phát triển bền vững và quản trị doanh nghiệp nhằm xác định và đánh giá các vấn đề có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính, môi trường, xã hội và uy tín của một tổ chức, cũng như mức độ các vấn đề đó quan trọng đối với các bên liên quan.


(Nguồn: https://net0.com/blog/materiality-assessment)

Hai nhóm khung chính thường được áp dụng là các khung theo ngành (như SASB/ISSB) và các khung tùy chỉnh theo đặc thù riêng.

SASB/ISSB: Khung theo ngành

Khung SASB (Sustainability Accounting Standards Board) và ISSB (International Sustainability Standards Board) cung cấp hướng dẫn theo ngành cụ thể để xác định các yếu tố ESG có tác động tài chính đáng kể đến doanh nghiệp.


SASB Materiality Map là công cụ điển hình, giúp các doanh nghiệp xác định các vấn đề trọng yếu đặc thù theo từng lĩnh vực.


  • Ví dụ: ngành Dầu khí tập trung vào phát thải khí nhà kính (GHG emissions), trong khi ngành Y tế ưu tiên các vấn đề về an toàn sản phẩm và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.


Khung ISSB (đặc biệt là IFRS S1 và S2) cũng kế thừa định hướng theo ngành từ SASB, đồng thời tích hợp yếu tố giá trị doanh nghiệp và rủi ro tài chính dài hạn.


(Nguồn: https://www.bdo.com/insights/sustainability-and-esg/materiality-assessment-identify-the-esg-issues-most-critical-to-your-company)


Khung tùy chỉnh (Bespoke Frameworks)

Với các mô hình kinh doanh đặc thù hoặc hoạt động trong lĩnh vực đổi mới (ví dụ như năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn), các tổ chức có thể phát triển khung đánh giá trọng yếu riêng để phản ánh tốt hơn các thách thức và cơ hội ESG cụ thể.

  • Ví dụ: một dự án điện mặt trời hoặc thủy điện nhỏ có thể ưu tiên tương tác với cộng đồng địa phương như một yếu tố trọng yếu hàng đầu, điều mà khung ngành chung có thể không nhấn mạnh.

Một số yếu tố cần cân nhắc khi xây dựng khung đánh giá

  • Tầm quan trọng đối với bên liên quan: Việc xác định các yếu tố trọng yếu cần phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư, cơ quan quản lý, khách hàng và cộng đồng.

  • Cân bằng định lượng và định tính: Không chỉ dựa vào ngưỡng số liệu cụ thể mà còn cần tính đến các tác động xã hội hoặc môi trường khó đo lường bằng số.

  • Rủi ro tương lai: Khung đánh giá nên bao gồm phân tích các rủi ro và cơ hội ESG dài hạn có thể ảnh hưởng đến chiến lược và giá trị doanh nghiệp.

(Nguồn: https://www.business.hsbc.com.hk/en-gb/insights/sustainability/choosing-the-right-esg-framework-for-your-business)


Các bước thực hiện đánh giá tính trọng yếu

  • Xác định mục tiêu
  • Xác định danh sách vấn đề tiềm năng (sustainability topics, ESG issues,...)
  • Tham vấn bên liên quan (stakeholder engagement) – qua khảo sát, phỏng vấn,...
  • Đánh giá mức độ ảnh hưởng (impact vs. importance hoặc financial risk)
  • Xây dựng ma trận trọng yếu (Materiality Matrix)
  • Cập nhật định kỳ – theo môi trường kinh doanh và quy định mới

(Nguồn: https://www.linkedin.com/pulse/importance-materiality-assessment-sustainability-smita-p-mishra/)


Nguồn tham khảo

  • https://sims1.suss.edu.sg/eservice/public/viewcourse/viewcourse.aspx?crsecd=ESG505&viewtype=pdf&isft=0
  • https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/pdf/2014/10/materiality-assessment.pdf
  • https://net0.com/blog/materiality-assessment
  • https://www.business.hsbc.com.hk/en-gb/insights/sustainability/choosing-the-right-esg-framework-for-your-business

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2025

Double materiality

Double materiality là gì?

Double materiality (Tính trọng yếu kép) là cách tiếp cận đánh giá tính trọng yếu theo hai chiều:

  • Financial Materiality (Trọng yếu tài chính): Đánh giá các vấn đề ESG (môi trường, xã hội, quản trị) có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính, hiệu suất, vị thế hoặc triển vọng của tổ chức. Trọng yếu tài chính thể hiện khía cạnh thế giới tác động đến doanh nghiệp.

  • Impact Materiality (Trọng yếu về tác động): Đánh giá tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và các bên liên quan, dù có ảnh hưởng tài chính hay không. Trọng yếu tác động thể hiện khía cạnh doanh nghiệp tác động đến thế giới.



(Nguồn: https://eco-act.com/blog/double-materiality-assessment/)


Tại sao double materiality quan trọng?

Double materiality quan trọng vì nó mở rộng cách nhìn nhận về tính bền vững của doanh nghiệp — không chỉ từ góc độ tài chính, mà còn từ tác động của doanh nghiệp lên xã hội và môi trường. 



(Nguồn: https://bluecsr.com/insights-%26-updates/f/double-materiality-what-it-is-and-why-it-matters)


Double materiality phản ánh đầy đủ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp, thỏa mãn yêu cầu của các bên liên quan, phù hợp với những báo cáo bền vững mới nhất của châu Âu như  CSRD & ESRS,  tăng khả năng chống chịu và dự báo rủi ro dài hạn, và  định hướng chiến lược bền vững có trách nhiệm.


(Nguồn: https://alignedincentives.com/double-materiality-in-csrd/)


Nguồn tham khảo

  • https://www.globalreporting.org/media/rz1jf4bz/gri-double-materiality-final.pdf
  • https://www.techtarget.com/whatis/definition/double-materiality
  • https://www.cisl.cam.ac.uk/news/blog/double-materiality-corporate-sustainability-reporting-encompass-societal-and-environmental-impacts
  • https://eco-act.com/blog/double-materiality-assessment/

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2025

Materiality in a sustainability context

 Materiality là gì?

Materiality (tính trọng yếu) là một khái niệm then chốt trong báo cáo tài chính, kiểm toán và đặc biệt trong báo cáo phát triển bền vững. Nó trả lời cho câu hỏi: Thông tin nào là đủ quan trọng để cần phải được công bố vì nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo?


(Nguồn: https://www.climatepartner.com/en/knowledge/glossary/double-materiality-assessment-dma)


Trong báo cáo phát triển bền vững (theo IFRS S1/S2, GRI, ESRS…), materiality liên quan đến các vấn đề kinh tế, môi trường, xã hội có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính, hoặc giá trị doanh nghiệp, lợi ích của các bên liên quan, như khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng, cơ quan quản lý…

Phân loại materiality

  • Financial Materiality được sử dụng trong IFRS S1/S2, SASB, ISSB để thể hiện trọng yếu liên quan đến giá trị doanh nghiệp, được nhà đầu tư và thị trường tài chính quan tâm
  • Impact Materiality  được sử dụng trong GRI, ESRS, chuẩn EU là những trọng yếu thể hiện tác động của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường, được các bên liên quan khác quan tâm
  • Double Materiality  được sử dụng trong CSRD, ESRS của Liên minh châu Âu. Đây là kết hợp cả hai loại trên – được áp dụng trong các chuẩn như ESRS của EU

(Nguồn: https://www.ifcbeyondthebalancesheet.org/about-the-toolkit/risks-impacts-and-opportunities-management/material-sustainability-issues)


Materiality trong bối cảnh phát triển bền vững

Materiality trong bối cảnh phát triển bền vững là một nguyên tắc cốt lõi để xác định những vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và các bên liên quan, cũng như tác động đến khả năng tạo ra giá trị lâu dài của doanh nghiệp.



(Nguồn: https://www.stengg.com/en/sustainability/materiality-assessment/)


Nguồn tham khảo

  • https://www.unrisd.org/en/library/publications/making-materiality-determinations-a-context-based-approach
  • https://carbonbetter.com/story/materiality/
  • https://www.stern.nyu.edu/sites/default/files/assets/documents/NYUSternCSBSustainabilityMateriality_2019_0.pdf

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2025

IFRS S2

IFRS S2Climate-related Disclosures là chuẩn mực được ban hành bởi ISSB (International Sustainability Standards Board) nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp công bố thông tin liên quan đến rủi ro và cơ hội khí hậu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và triển vọng hoạt động của họ.


(Nguồn: https://montrose-env.com/blog/navigating-the-rapidly-changing-world-of-climate-related-disclosures-part-3-international-financial-reporting-standards-s2-ifrs-s2/)


Mục tiêu của IFRS S2 là nhằm cung cấp thông tin tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu, giúp nhà đầu tư và các bên liên quan. Cụ thể là giúp hiểu được rủi ro và cơ hội từ biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp; đánh giá tác động của khí hậu đến dòng tiền, chi phí vốn, và giá trị doanh nghiệp; và so sánh thông tin giữa các doanh nghiệp một cách nhất quán và minh bạch.


Cấu trúc công bố thông tin của IFRS S2


(Nguồn: https://www.cpdbox.com/ifrs-s2-climate-related-disclosures/)


    IFRS S2 yêu cầu công bố thông tin theo 4 trụ cột:

  •  Governance – Quản trị

Doanh nghiệp phải công bố thông tin về vai trò của Ban Giám đốc trong việc giám sát rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu cũng như vai trò của Ban Điều hành trong việc đánh giá và quản lý các rủi ro và cơ hội đó

  • Strategy – Chiến lược

Doanh nghiệp phải mô tả tác động hiện tại và tiềm tàng của rủi ro và cơ hội khí hậu đến mô hình kinh doanh, chiến lược hoạt động, chuỗi cung ứng, các dòng tiền và tài sản tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phân tích các kịch bản khí hậu (climate scenario analysis), bao gồm cả kịch bản Net Zero. Khung thời gian phân tích cần xem xét cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 

  •  Risk Management – Quản lý rủi ro
Doanh nghiệp phải công bố quy trình xác định và phân loại rủi ro khí hậu (rủi ro vật lý và rủi ro chuyển đổi) và cách thức tích hợp các rủi ro này vào hệ thống quản lý rủi ro tổng thể của tổ chức.

  •  Metrics and Targets – Chỉ số và Mục tiêu

Doanh nghiệp phải công bố chỉ số định lượng để đánh giá rủi ro và cơ hội khí hậu, bao gồm: phát thải khí nhà kính (GHG), cường độ phát thải (emission intensity), sử dụng năng lượng và nguồn năng lượng

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần công bố mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra để giảm thiểu phát thải, thích ứng với khí hậu, và đo lường mức độ đạt được mục tiêu qua thời gian.

IFRS S2 được xây dựng trên nền tảng của IFRS S1, nên doanh nghiệp khi áp dụng IFRS S2 phải đồng thời tuân thủ các yêu cầu chung về công bố thông tin bền vững theo IFRS S1


(Nguồn: https://esgtree.com/ifrs-s1-and-s2-how-investment-firms-can-prepare-for-issb-reporting/)


Nguồn tham khảo

  • https://ifrs.vn/document/ban-dich-ifrs-vn-ifrs-s2-thuyet-minh-lien-quan-den-khi-hau-9089/
  • https://kinhtevadubao.vn/tom-luoc-va-khuyen-nghi-ap-dung-ifrs-s1-s2-tai-viet-nam-28551.html
  • https://www.ifrs.org/issued-standards/ifrs-sustainability-standards-navigator/ifrs-s2-climate-related-disclosures/
  • https://montrose-env.com/blog/navigating-the-rapidly-changing-world-of-climate-related-disclosures-part-3-international-financial-reporting-standards-s2-ifrs-s2/

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2025

IFRS S1

IFRS S1 – General Requirements for Disclosure of Sustainability-related Financial Information - là Chuẩn mực Báo cáo Bền vững Số 1 do Hội đồng Chuẩn mực Báo cáo Bền vững Quốc tế (ISSB) ban hành. 

IFRS S1 yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin liên quan đến tính bền vững có thể ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp trong ngắn, trung và dài hạn; đồng thời công bố các rủi ro và cơ hội liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG) có thể tác động đến vị thế tài chính, hiệu suất hoạt động và triển vọng trong tương lai.

Khác với GRI (tập trung vào tác động của doanh nghiệp đến xã hội/môi trường), IFRS S1 hướng tới tác động đến doanh nghiệp từ các vấn đề bền vững.


(Nguồn: https://www.adecesg.com/resources/blog/issb-ifrs-s1-and-ifrs-s2-how-will-your-business-be-impacted/ )


Phân biệt IFRS S1 và IFRS S2

  • IFRS S1 là khung chuẩn chung cho tất cả các vấn đề bền vững.
  • IFRS S2 (Khí hậu) là chuẩn mực chuyên sâu về biến đổi khí hậu, được báo cáo theo IFRS S1.
Đặc điểm chính của IFRS S1
  • Phạm vi
    • Áp dụng cho mọi ngành nghề và là khung tổng quát cho các vấn đề ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị).
    • Trọng tâm vào vào thông tin liên quan đến giá trị doanh nghiệp từ góc nhìn của nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, và không yêu cầu báo cáo tất cả thông tin ESG, mà chỉ những nội dung có tác động trọng yếu đến tài chính doanh nghiệp.
  • Cấu trúc báo cáo dựa theo TCFD: IFRS S1 yêu cầu công bố thông tin theo 4 trụ cột TCFD:
    • Governance: Cơ cấu quản trị liên quan đến các vấn đề bền vững.
    • Strategy: Các rủi ro, cơ hội bền vững và tác động đến chiến lược, mô hình kinh doanh.
    • Risk Management: Quá trình nhận diện, đánh giá và quản lý các rủi ro bền vững.
    • Metrics and Targets: Các chỉ tiêu và mục tiêu mà doanh nghiệp sử dụng để đo lường và giám sát các yếu tố ESG.

(Nguồn: https://www.gardeniatech.com/)


Nguồn tham khảo

  • https://www.ifrs.org/issued-standards/ifrs-sustainability-standards-navigator/ifrs-s1-general-requirements/
  • https://kinhtevadubao.vn/tom-luoc-va-khuyen-nghi-ap-dung-ifrs-s1-s2-tai-viet-nam-28551.html
  • https://www.bdo.global/getmedia/e60dafd8-451b-4510-9480-34f18e81baba/ISRB-2023-03-IFRS-S1-and-IFRS-S2.pdf.aspx

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2025

Measuring and Reporting CSR Impact

 

Các chỉ số đo lường CSR

CSRđề cập đến 3 khía cạnh chính theo khung “Triple Bottom Line”:

  • Khía cạnh Kinh tế (Economic Responsibility), nghĩa là doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả về mặt tài chính và mang lại giá trị kinh tế cho các bên liên quan. Cụ thể bao gồm: Tạo ra lợi nhuận bền vững, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương, đầu tư có trách nhiệm, đóng góp thuế đầy đủ và minh bạch.

  • Khía cạnh Xã hội (Social Responsibility), nghĩa là liên quan đến tác động của doanh nghiệp đối với con người và xã hội, tôn trọng quyền con người và điều kiện lao động công bằng, đảm bảo đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI), an toàn và phúc lợi cho người lao động, phát triển cộng đồng thông qua giáo dục, y tế, hỗ trợ an sinh, quan hệ minh bạch với khách hàng và chuỗi cung ứng.

  • Khía cạnh Môi trường (Environmental Responsibility), nghĩa là doanh nghiệp cần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và hướng đến phát triển xanh. Cụ thể bao gồm: Quản lý và giảm phát thải khí nhà kính (carbon footprint), sử dụng hiệu quả tài nguyên (năng lượng, nước, nguyên liệu), tái chế và quản lý chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo, tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và vận hành.


(Nguồn: https://fastercapital.com/topics/there-are-many-ways-to-measure-and-report-csr-performance.html)


Các tiêu chuẩn và khung báo cáo quốc tế

  • GRI (Global Reporting Initiative): phổ biến nhất để báo cáo toàn diện về kinh tế, môi trường, xã hội.

  • SASB (Sustainability Accounting Standards Board): tập trung vào thông tin tài chính bền vững cho nhà đầu tư.

  • TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures): báo cáo rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu.

  • IFRS S1 & S2 (do ISSB ban hành): bộ tiêu chuẩn toàn cầu mới về báo cáo tài chính bền vững.


(Nguồn: https://www.bankinghub.eu/research-markets/csr-impacts )


Các công cụ hỗ trợ đo lường

  • Bảng chỉ số CSR nội bộ (CSR scorecard)

  • Đánh giá vòng đời (LCA – Life Cycle Assessment)

  • Phân tích tác động xã hội (SIA – Social Impact Assessment)

  • Phân tích giá trị mang lại (SROI – Social Return on Investment)

Nguồn tham khảo

  • https://www.impactparks.com/blog/measuring-and-reporting-csr-impact
  • https://www.linkedin.com/pulse/measuring-reporting-communicating-csr-impact-future-dr-ona--qvnje
  • https://www.wbs.ac.uk/news/measuring-csr-comes-with-problems-and-is-not-always-desirable/

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2025

CSR and its Alignment with UN SDGs

CSR là gì?

CSR (Corporate Social Responsibility) – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – là cam kết tự nguyện của doanh nghiệp trong việc hành xử có đạo đức và đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường, bên cạnh việc theo đuổi lợi nhuận.


(Nguồn: https://youthdestination.in/3-increase-in-spending-under-corporate-social-responsibility/)


Nội dung chính của CSR gồm:

  • Trách nhiệm với môi trường, bao gồm giảm phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo, tái chế, tiết kiệm tài nguyên,…
  • Trách nhiệm với xã hội – cộng đồng, như hỗ trợ người yếu thế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và y tế,…
  • Trách nhiệm với người lao động, bao gồm tạo việc làm bền vững, đảm bảo điều kiện làm việc công bằng, tôn trọng quyền con người,…
  • Trách nhiệm với khách hàng và đối tác, như cung cấp sản phẩm an toàn, minh bạch, trung thực trong kinh doanh,…
  • Quản trị minh bạch và đạo đức, cụ thể như  chống tham nhũng, đảm bảo tính công khai và công bằng trong điều hành...


UN SDGs là gì?

Sustainable Development Goals (SDGs) là 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc công bố năm 2015, nhằm hướng đến xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh, và đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho mọi người vào năm 2030.


(Nguồn: https://www.givingforce.com/blog/sustainabledevelopmentgoals)


Mối liên kết giữa CSR và UN SDGs

CSR và SDGs không tách rời mà bổ trợ lẫn nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng khí hậu, CSR hiện đại được xem là công cụ thực thi và thúc đẩy các SDGs trong khu vực tư nhân.


(Nguồn: https://www.domiearth.com/en/post/what-is-esg)


Một số ví dụ về hoạt động CSR của doanh nghiệp gắn với SDG như: 

  • CSR về sử dụng năng lượng tái tạo gắn với SDG 7 - Năng lượng sạch và bền vững
  • CSR về tạo công ăn việc làm và điều kiện lao động tốt gắn với SDG 8 - Công việc và tăng trưởng kinh tế
  • CSR về đảm bảo chuỗi cung ứng công bằng và đạo đức gắn với SDG 12 - Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm
  • CSR về  hỗ trợ giáo dục cho cộng đồng gắn với SDG 4 - Giáo dục chất lượng
  • CSR về tăng cường lãnh đạo có trách nhiệm và minh bạch gắn với SDG 16 - Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh
  • CSR về  tài trợ nước sạch cho vùng khó khăn SDG 6: Nước sạch và vệ sinh
  • CSR về đo lường và giảm phát thải carbon SDG 13: Hành động vì khí hậu

Trong bối cảnh hiện nay, CSR không chỉ là trách nhiệm, mà còn là chiến lược thông minh giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, hiệu quả và nhân văn.


Nguồn tham khảo

  • https://globalclimateinitiatives.com/en/e-brochures-knowledge/csr-and-sdg/#:~:text=To%20be%20effective%2C%20a%20CSR,tailored%20to%20the%20sector's%20challenges.
  • https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/in/pdf/2017/12/SDG_New_Final_Web.pdf

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2025

Sustainability-related risks and opportunities (SRROs)

Sustainability-Related Risks and Opportunities (SRROs) – hay còn gọi là các rủi ro và cơ hội liên quan đến phát triển bền vững – là khái niệm mô tả tác động tiềm ẩn của các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đối với hoạt động, chiến lược và kết quả tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.


(Nguồn: https://www.greenomy.io/blog/how-to-identify-impacts-risks-and-opportunities-iros-for-csrd-reporting)


Rủi ro liên quan đến phát triển bền vững (Sustainability-Related Risks)

Đây là những rủi ro nảy sinh từ các yếu tố môi trường và xã hội, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, danh tiếng và uy tín, khả năng tài chính, giá trị cổ đông dài hạn

Cụ thể:

  • Rủi ro khí hậu, ví dụ: biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, tài sản
  • Rủi ro pháp lý – quy định, ví dụ:  chính sách thay đổi trong cấm phát thải carbon, thuế môi trường,...
  • Rủi ro xã hội: ví dụ đình công, điều kiện lao động kém, phản ứng của cộng đồng
  • Rủi ro danh tiếng, ví dụ: thiếu minh bạch ESG, gây mất lòng tin từ khách hàng


Cơ hội liên quan đến phát triển bền vững (Sustainability-Related Opportunities)

Đây là những cơ hội nảy sinh từ việc chuyển đổi mô hình sang phát triển bền vững, như: đổi mới công nghệ xanh, thâm nhập thị trường mới (năng lượng tái tạo, sản phẩm xanh), tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng uy tín và khả năng thu hút đầu tư. 

Cụ thể

  • Tăng doanh thu từ sản phẩm thân thiện môi trường
  • Hiệu suất vận hành được cải thiện, giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu
  • Thu hút vốn từ các quỹ đầu tư có trách nhiệm xã hội, từ đó tăng cơ hội đầu tư ESG
  • Tăng khả năng thích ứng, doanh nghiệp linh hoạt với biến đổi chính sách và thị trường

SRROs trong báo cáo doanh nghiệp

SRROs là một nội dung trọng yếu trong các báo cáo phát triển bền vững và tài chính tích hợp, đặc biệt theo các chuẩn mực như:

  • IFRS S1 và S2 của Hội đồng Chuẩn mực Báo cáo Bền vững Quốc tế (ISSB)

  • TCFD Framework (Task Force on Climate-related Financial Disclosures)

  • GRI Standards

Do vậy, doanh nghiệp cần nhận diện – đánh giá – công bố các SRROs nhằm quản trị tốt hơn, tuân thủ quy định, dịnh hướng chiến lược dài hạn và giúp tăng cường lòng tin từ nhà đầu tư và các bên liên quan.

Nguồn tham khảo

  • https://www.accaglobal.com/content/dam/ACCA_Global/professional-insights/sustainability-reporting/sustainability-reporting-risk-and-materiality.pdf
  • https://www.ifrs.org/content/dam/ifrs/supporting-implementation/issb-standards/issb-materiality-education-material.pdf
  • https://www.esgreportinghub.org/article/identifying-sustainability-related-risks-and-opportunities

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2025

Doughnut economy

Doughnut Economy (tạm dịch: Kinh tế bánh vòng) là một mô hình kinh tế bền vững do nhà kinh tế học người Anh Kate Raworth đề xuất vào năm 2012. Mô hình này hình dung nền kinh tế như một chiếc bánh vòng (doughnut) – nơi con người phải sống và phát triển trong một không gian an toàn và công bằng, nằm giữa hai giới hạn: giới hạn xã hội (social foundation) và giới hạn sinh thái (ecological ceiling).


(Nguồn: https://investnanaimo.com/who-we-are/doughnut-economics/)


Mục tiêu của Doughnut Economy

Doughnut Economy nhằm tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu con người và sức chịu đựng của hành tinh, để đạt được sự phát triển con người toàn diện (giảm nghèo, tiếp cận y tế, giáo dục, bình đẳng, nhà ở, năng lượng,...) và đồng thời  bảo vệ môi trường sinh thái (không vượt quá giới hạn khí hậu, đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên,...)


Cấu trúc mô hình Doughnut

Mô hình được hình dung dưới dạng 2 vòng tròn đồng tâm:

  • Vòng trong (social foundation) là các nhu cầu tối thiểu con người cần có để sống có phẩm giá (lương thực, nước sạch, y tế, giáo dục, bình đẳng, thu nhập, tiếng nói xã hội...)
  • Vòng ngoài (ecological ceiling) là các giới hạn sinh thái của Trái Đất – nếu vượt qua sẽ gây tổn hại nghiêm trọng (biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, axit hóa đại dương, suy giảm tài nguyên...)
  • Vùng ở giữa (safe and just space) Là “vùng bánh vòng” an toàn và công bằng, nơi con người sống đủ đầy mà không làm tổn hại đến hành tinh






(Nguồn: https://earth.org/what-is-doughnut-economics/)


Amsterdam (Hà Lan) là thành phố đầu tiên áp dụng mô hình Doughnut Economy vào chính sách phát triển đô thị từ năm 2020. Cho đến nay, nhiều thành phố và tổ chức quốc tế đang sử dụng mô hình này để xây dựng các chiến lược chuyển đổi xanh, công bằng và bền vững.

Nguồn tham khảo

  • https://doughnut-economy-fxs7576.netlify.app/
  • https://earth.org/what-is-doughnut-economics/
  • https://thesustainableagency.com/blog/what-is-doughnut-economics/

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2025

Linear economy vs Circular economy

Linear Economy - Nền kinh tế tuyến tính

Linear Economy – hay còn gọi là nền kinh tế tuyến tính – là mô hình kinh tế truyền thống đã chi phối hoạt động sản xuất và tiêu dùng của thế giới trong nhiều thế kỷ. Trong mô hình này, tài nguyên được sử dụng theo một chuỗi đơn giản, một chiều với các bước:


Khai thác tài nguyên → Sản xuất → Tiêu dùng → Thải bỏ

(Take → Make → Use → Dispose)


Đặc điểm của Linear Economy

  • Khai thác và sử dụng tài nguyên tự nhiên liên tục, nguyên liệu thô được khai thác để sản xuất sản phẩm mà không tính đến khả năng tái tạo hoặc sử dụng lại.
  • Kinh tế tuyến tinh ưu tiên tăng trưởng kinh tế thông qua tiêu dùng nhanh và sản xuất đại trà. Sản phẩm có vòng đời ngắn, hầu hết các sản phẩm không được thiết kế để tái sử dụng hay tái chế mà bị loại bỏ sau một thời gian sử dụng.

  • Lượng chất thải lớn và khó xử lý, rác thải sinh hoạt, công nghiệp, điện tử,… tích tụ ngày càng nhiều, gây áp lực lên môi trường và hệ sinh thái.


Hệ lụy của Linear Economy

  • Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
  • Gia tăng ô nhiễm không khí, nước, đất
  • Thải ra lượng lớn rác thải không thể phân hủy
  • Tăng phát thải khí nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu
  • Không phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững


Linear Economy là mô hình kinh tế dựa trên khai thác – sử dụng – thải bỏ, phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa nhưng không còn thích hợp trong bối cảnh khủng hoảng tài nguyên và biến đổi khí hậu hiện nay. Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả và hướng đến sự phát triển lâu dài cho nhân loại.



(Nguồn: https://thelawyer.africa/2024/01/28/implementing-circular-economy/)


Circular Economy

Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là một mô hình kinh tế bền vững nhằm tái thiết kế lại hệ thống sản xuất và tiêu dùng theo hướng giảm thiểu chất thải, tận dụng tối đa tài nguyên và kéo dài vòng đời của sản phẩm. 

Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn:

  • Giảm khai thác tài nguyên tự nhiên

  • Tái sử dụng – Tái chế – Sửa chữa – Tái sản xuất

  • Thiết kế sản phẩm và hệ thống thông minh, bền vững

  • Giảm thiểu phát thải và ô nhiễm môi trường

  • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh


Nguyên tắc chính của Circular Economy

  • Thiết kế không tạo rác (Design out waste and pollution)
  • Sản phẩm và quy trình sản xuất được thiết kế để không phát sinh chất thải ngay từ đầu.
  • Duy trì giá trị sản phẩm và vật liệu càng lâu càng tốt (Keep products and materials in use)
  • Thúc đẩy việc tái sử dụng, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất.
  • Tái tạo hệ sinh thái tự nhiên (Regenerate natural systems)
  • Trả lại cho môi trường các giá trị sinh thái thay vì khai thác cạn kiệt.


(Nguồn: https://conquestcreatives.com/linear-economy-vs-circular-economy/)


Nguồn tham khảo

  • https://documents1.worldbank.org/curated/en/099707203152315359/pdf/IDU0e4d857ef0761b048d00af3b03ad74920e264.pdf
  • https://thedocs.worldbank.org/en/doc/5d135e0ef0260f270845ebeae0e960fd-0070042022/related/Session-3-Circular-Economy-UNDP.pdf
  • https://ieg.worldbankgroup.org/evaluations/transitioning-circular-economy
  • https://askelsustainabilitysolutions.com/what-is-circular-economy-and-how-does-it-work/


Thứ Năm, 12 tháng 6, 2025

Thỏa thuận Paris về biến đối khí hậu

Thỏa thuận Paris (Paris Agreement) là một hiệp định quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý về biến đổi khí hậu, được thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 2015 tại Hội nghị lần thứ 21 của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) ở Paris, Pháp. Thỏa thuận đánh dấu sự đồng thuận toàn cầu đầu tiên về việc cùng nhau giảm phát thải khí nhà kính và giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu.


(Nguồn: https://www.businessinsider.com/195-countries-that-signed-paris-climate-agreement-accord-deal-2017-5)


Mục tiêu của thỏa thuận Paris


Thỏa thuận Paris đặt ra 3 mục tiêu cốt lõi:

  • Giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu: 
    • Kiềm chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
    • Nỗ lực giới hạn ở mức 1,5°C để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

(Nguồn: https://www.citiesforum.org/news/climate-change/)


  • Tăng cường khả năng thích ứng: 
    • Hỗ trợ các quốc gia, đặc biệt là nước nghèo và dễ bị tổn thương, trong việc ứng phó và thích nghi với tác động khí hậu như bão lũ, hạn hán, nước biển dâng,...
  • Huy động tài chính khí hậu
    • Các nước phát triển cam kết hỗ trợ tài chính ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm từ 2020 để giúp các nước đang phát triển ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Theo thỏa thuận Paris, mỗi quốc gia tự đề ra kế hoạch hành động (NDCs – Nationally Determined Contributions), nhưng có trách nhiệm thực hiện và báo cáo minh bạch. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cam kết cập nhật NDCs mỗi 5 năm, và cầng nâng cao mức cam kết tại mỗi chu kỳ 5 năm này. Thỏa thuận Paris cũng thiết lập hệ thống giám sát, báo cáo và kiểm tra tiến độ thực hiện để đảm bảo trách nhiệm.

Nguồn tham khảo

  • https://nhandan.vn/ho-tro-viet-nam-thuc-hien-thoa-thuan-paris-ve-bien-doi-khi-hau-post745682.html
  • https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-1290-QD-BLDTBXH-2019-thoa-thuan-Paris-ve-bien-doi-khi-hau-424637.aspx
  • https://unfccc.int/process-and-meetings/the-paris-agreement
  • Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31/10/2016 phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đối khí hậu (Thoả thuận Paris được thông qua tại COP21 - tháng 12/2015)
  • https://climatelearning.undp.org.vn/wp-content/uploads/2021/09/Paris-Agreement_inside-pages-final-for-printing.pdf 

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2025

Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam

Phát triển bền vững là sự kết hợp và cân bằng ba vấn đề lớn: kinh tế – xã hội và môi trường. Ba vấn đề này đã được giải quyết trong một khung các cam kết có liên quan tới hành động đã được thành lập theo 5 yếu tố: Con người, Hành tinh, Thịnh vượng, Hoà bình và Đối tác với nguyên tắc “không bỏ ai lại phía sau”. Với đĩnh hướng này, bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam là hệ thống gồm 145 chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, được Việt Nam nội địa hóa phù hợp với điều kiện quốc gia.


(Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A5EBB-hd-da-co-bo-chi-tieu-thong-ke-phat-trien-ben-vung-cua-viet-nam-tu-ngay-1032025.html)


Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam được xem quy định chuẩn mực về chỉ tiêu thống kê, nội dung chỉ tiêu thống kê (gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp) phục vụ cho theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu PTBV.

Theo Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam gồm 158 chỉ tiêu, phản ánh 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể của Việt Nam quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg, trong đó:

  • 38 chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê 2015.

  • 103 chỉ tiêu được phát triển trên các chỉ tiêu PTBV toàn cầu (những chỉ tiêu còn lại không quy định trong Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam do: là chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu chỉ tính trên phạm vi toàn cầu và do các tổ chức quốc tế tính, các chỉ tiêu không phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam, các chỉ tiêu chỉ áp dụng ở các khu vực đặc thù …)

  • 18 chỉ tiêu thống kê có lộ trình B – là những chỉ tiêu sẽ thu thập, tổng hợp từ năm 2025.

Số lượng các chỉ tiêu phân theo 17 mục tiêu chung về PTBV cụ thể như sau:



(Nguồn: https://laodong.vn/thoi-su/phat-trien-ben-vung-va-menh-lenh-cua-thu-tuong-624543.ldo)


Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi: 9 chỉ tiêu;

Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững: 7 chỉ tiêu;

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi: 20 chỉ tiêu;

Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người: 14 chỉ tiêu;

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái: 16 chỉ tiêu;

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người: 9 chỉ tiêu;

Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người: 05 chỉ tiêu;

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người: 17 chỉ tiêu;

Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới: 9 chỉ tiêu;

Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội: 7 chỉ tiêu;

Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng: 10 chỉ tiêu;

Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững: 9 chỉ tiêu;

Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai: 2 chỉ tiêu;

Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững: 7 chỉ tiêu;

Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất: 4 chỉ tiêu;

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp: 10 chỉ tiêu;

Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững: 3 chỉ tiêu.


(Nguồn: https://consosukien.vn/thuc-trang-cac-chi-tieu-thong-ke-phat-trien-ben-vung-cua-viet-nam.htm)




Nguồn tham khảo

  • https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-02-2025-TT-BKHDT-Bo-chi-tieu-thong-ke-phat-trien-ben-vung-cua-Viet-Nam-639033.aspx
  • https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2019/11/tong-quan-chung-ve-bo-chi-tieu-thong-ke-phat-trien-ben-vung-cua-viet-nam/
  • https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A5EBB-hd-da-co-bo-chi-tieu-thong-ke-phat-trien-ben-vung-cua-viet-nam-tu-ngay-1032025.html

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2025

Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ thế kỷ 20 đến nay

 


 (Nguồn: https://www.weatherlyassetmgt.com/a-brief-history-of-u-s-recessions/

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (Đại suy thoái)

Bắt nguồn từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1929, đây là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Suy thoái lan rộng toàn cầu, dẫn đến sản xuất công nghiệp giảm sút, thất nghiệp gia tăng, nhiều quốc gia rơi vào tình trạng bất ổn chính trị.

Khủng hoảng dầu mỏ (1973)

Chiến tranh Yom Kippur và lệnh cấm vận xuất khẩu dầu của OPEC khiến giá dầu tăng vọt, dẫn đến lạm phát đình trệ (tình trạng đồng thời tồn tại lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp) ở nhiều quốc gia.

Suy thoái kinh tế toàn cầu 1982

Nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái do chính sách tiền tệ thắt chặt của FED nhằm chống lạm phát. Tăng trưởng kinh tế giảm sút, thất nghiệp gia tăng, nhiều quốc gia lâm vào khủng hoảng nợ.

Khủng hoảng bong bóng Dot-com cuối những năm 1990

Khủng hoảng bong bóng Dot-com, hay còn gọi là bong bóng Internet, là một giai đoạn đầu tư ồ ạt vào các công ty khởi nghiệp Internet. Nhu cầu cao đối với các công ty Internet đã đẩy giá cổ phiếu của họ lên cao, bất chấp việc nhiều công ty này không có lợi nhuận hoặc thậm chí không có mô hình kinh doanh rõ ràng. Cuối cùng, bong bóng vỡ vào năm 2000, dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu của các công ty Internet và sự sụp đổ của nhiều công ty trong số này. Khủng hoảng đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến suy thoái kinh tế và mất việc làm.

Khủng hoảng tài chính châu Á 1997

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu tại Thái Lan khi đồng baht Thái Lan sụp đổ. Nó lan rộng ra các nước trong khu vực châu Á, gây ra sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, sự sụp đổ của các ngân hàng và công ty tài chính.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Thị trường nhà ở Mỹ sụp đổ do bong bóng bất động sản và cho vay dưới chuẩn. Khủng hoảng lan rộng toàn cầu, dẫn đến hệ thống tài chính thế giới tê liệt, nhiều ngân hàng phá sản và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Đại dịch COVID-19 (2020)

COVID-19 gây ra gián đoạn lớn cho hoạt động kinh tế toàn cầu, dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu,...

Khủng hoảng năng lượng 2022

Cuộc chiến Nga - Ukraina và các lệnh trừng phạt quốc tế khiến giá năng lượng tăng cao, dẫn đến lạm phát gia tăng và nguy cơ suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia.


Nguồn tham khảo

  • https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/khung-hoang-kinh-te-la-gi 

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2025

Freud's Theory of the Id in Psychology

Sigmund Freud, nhà sáng lập trường phái phân tâm học, là một trong những người đầu tiên đưa ra mô hình toàn diện về cấu trúc tâm trí con người. Trong lý thuyết của ông, Id (bản năng, cái “nó”) là một phần cốt lõi, đại diện cho những bản năng và ham muốn nguyên thủy tồn tại sâu trong vô thức của mỗi người.

Id là gì?

(Nguồn: https://www.simplypsychology.org/psyche.html)


Theo Freud, cấu trúc tâm trí con người được chia thành ba phần chính:


  • Id (cái "nó"): Bản năng nguyên thủy, nằm trong vô thức

  • Ego (cái "tôi"): Phần lý trí, có nhiệm vụ điều tiết giữa Id và thế giới thực

  • Superego (cái "siêu tôi"): Đại diện cho chuẩn mực đạo đức và lương tâm xã hội


Trong đó, Id là phần có trước tiên, xuất hiện ngay từ khi con người được sinh ra, và là nguồn gốc của tất cả các xung năng sinh học như nhu cầu ăn uống, an toàn và sự sống còn. Id vận hành hoàn toàn trong vô thức, luôn tìm cách thỏa mãn nhu cầu ngay lập tức, không quan tâm đến hậu quả.


Ví dụ:

  • Một đứa trẻ sơ sinh đói sẽ khóc ngay lập tức để được ăn  – hành vi này xuất phát từ Id, bởi đứa trẻ chưa có khả năng chờ đợi hay suy nghĩ hợp lý

Các đặc điểm chính của Id:

  • Vô thức, không thể kiểm soát bằng lý trí
  • Phi logic, không quan tâm đến hậu quả
  • Thúc đẩy bởi các bản năng tự nhiên
  • Luôn đòi hỏi thỏa mãn ngay lập tức


Nói tóm lại, Id là phần nguyên thủy, bản năng của tâm trí con người, tồn tại ngay từ khi sinh ra. Nó đòi hỏi thỏa mãn ngay lập tức mọi nhu cầu cơ bản của con người. Trong cuộc sống, con người cần có Ego và Superego để kiểm soát và định hướng Id, đảm bảo hành vi được chấp nhận trong xã hội.


(Nguồn: https://courses.lumenlearning.com/suny-intropsych/chapter/freud-and-the-psychodynamic-perspective/)


Nguồn tham khảo

  • https://www.verywellmind.com/what-is-the-id-2795275
  • https://www.simplypsychology.org/psyche.html
  • https://khoaquanlynguonnhanluc.neu.edu.vn/vi/tin-tuc-khoa-2/ly-thuyet-cua-freud-ve-co-che-phong-ve-tam-ly
  • https://trangtamly.blog/2018/11/21/ban-nang-ban-nga-va-sieu-nga-the-id-the-ego-and-the-superego/

Branches of Psychology


Tâm lý học (Psychology) là ngành khoa học nghiên cứu hành vi và các quá trình tâm thần (như cảm xúc, tư duy, trí nhớ, nhận thức...) của con người và động vật.  Mục tiêu của tâm lý học là hiểu, giải thích, dự đoán và điều chỉnh hành vi và trải nghiệm của con người.


Có bao nhiêu phân loại tâm lý học? 

Nếu phân theo mục đích nghiên cứu, thì tâm lý học được phân thành 2 nhánh chính:

  • Tâm lý học cơ bản (Basic Psychology) nghiên cứu các quy luật và nguyên lý chung về hành vi và tư duy, bao gồm: Tâm lý học nhận thức, phát triển, xã hội, sinh học, thần kinh,...

  • Tâm lý học ứng dụng (Applied Psychology) ứng dụng kiến thức tâm lý học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. bao gồm tâm lý học lâm sàng, giáo dục, công nghiệp – tổ chức, pháp y, sức khỏe,...

(Nguồn: https://oscareducation.blogspot.com/2012/11/branches-of-psychology.html)


Nếu phân theo chuyên ngành, có thể có những loại chính sau đây


  • Tâm lý sinh học (Biological psychology) tập trung vào việc nghiên cứu các quá trình sinh lý bên trong cơ thể con người, thường bao gồm nghiên cứu về các chất dẫn truyền thần kinh (chất truyền tin hóa học truyền thông điệp từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác) và hormone.
  • Tâm lý học bất thường (Abnormal psychology) còn được gọi là bệnh lý tâm thần. Nó tập trung vào việc hiểu nguyên nhân, phương pháp điều trị và bản chất của các rối loạn tâm thần, đồng thời giúp đưa ra liệu pháp hiệu quả cho những bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như Rối loạn trầm cảm nặng, Tự kỷ, Tâm thần phân liệt, v.v.
  • Tâm lý học nhận thức  (Cognitive Psychology) tập trung vào quá trình suy nghĩ. Nó bao gồm các lĩnh vực như trí nhớ, giải quyết vấn đề, học tập, sự chú ý và ngôn ngữ.
  • Tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology) nghiên cứu và điều trị các rối loạn tâm thần, cảm xúc và hành vi.

  • Tâm lý học tư vấn (Counseling Psychology) hỗ trợ cá nhân đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống (stress, xung đột gia đình, lựa chọn nghề nghiệp...).

  • Tâm lý học phát triển (Developmental Psychology) nghiên cứu quá trình phát triển tâm lý và hành vi theo thời gian – từ sơ sinh đến người già.
  • Tâm lý học giáo dục (Educational Psychology) tập trung vào cách con người học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến việc học.

  • Tâm lý học xã hội (Social Psychology) nghiên cứu cách suy nghĩ, cảm xúc và hành vi bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của người khác.

  • Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology) tìm hiểu cách con người ghi nhớ, suy nghĩ, ra quyết định, giải quyết vấn đề,...

  • Tâm lý học thần kinh (Neuropsychology / Biological Psychology) nghiên cứu mối liên hệ giữa não bộ, hệ thần kinh và hành vi, dựa trên dữ liệu sinh học (MRI, EEG, tổn thương não...) để hiểu cơ chế tâm lý.

  • Tâm lý học công nghiệp – tổ chức (Industrial-Organizational Psychology) : áp dụng tâm lý học vào nơi làm việc để cải thiện năng suất, sự hài lòng, tuyển dụng,... thông qua nghiên cứu hành vi của nhân viên, lãnh đạo, môi trường tổ chức.

  • Tâm lý học pháp y (Forensic Psychology): ứng dụng tâm lý học trong hệ thống pháp luật và tư pháp, đánh giá năng lực tâm thần, hành vi tội phạm, tư vấn cho tòa án,...

và còn nhiều phân nhánh khác.


(Nguồn: https://courses.lumenlearning.com/waymaker-psychology/chapter/psychological-perspectives/)



Nguồn tham khảo

  •  https://www.verywellmind.com/major-branches-of-psychology-4139786
  • https://www.nu.edu/blog/branches-of-psychology/
  • https://www.simplypsychology.org/branches-of-psychology.html
  • https://www.explorepsychology.com/branches-of-psychology/

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2025

The Slippery Slope Fallacy

 

Slippery Slope FallacyNgụy biện dốc trượt – là một dạng lập luận sai trong logic, khi người nói cho rằng một hành động nhỏ ban đầu sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả nghiêm trọng, mà không đưa ra bằng chứng rõ ràng cho mối liên hệ đó.


(Nguồn: https://www.scribbr.com/fallacies/slippery-slope-fallacy/)


Ba loại ngụy biện dốc trượt phổ biến

  • Dốc trượt nhân quả (Causal Slopes) cho rằng một hành động nhỏ sẽ dẫn đến chuỗi sự kiện nghiêm trọng.
Ví dụ:
    • "Nếu chúng ta cho phép học sinh mang điện thoại đến lớp, thì sau này chúng sẽ không học hành gì cả, rồi trở thành tội phạm."
    • "Nếu chúng ta cho phép một nhân viên làm việc từ xa, sắp tới ai cũng sẽ đòi làm từ xa, rồi công ty không kiểm soát nổi nhân sự." 
  • Dốc trượt tiền lệ (Precedential Slopes) cho rằng nếu chấp nhận một trường hợp nhỏ, sẽ phải chấp nhận các trường hợp nghiêm trọng hơn trong tương lai.
    • Ví dụ: "Nếu chúng ta cho phép một sinh viên được nộp bài trễ vì lý do cá nhân, thì sau này ai cũng sẽ đòi đặc cách, và giáo viên sẽ mất hoàn toàn quyền kiểm soát."
    • "Nếu cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp, sau này các em sẽ không chú ý học nữa, rồi sẽ trượt tốt nghiệp, rồi trở thành gánh nặng cho xã hội." 
  • Dốc trượt khái niệm (Conceptual Slopes) là một dạng ngụy biện Slippery Slope Fallacy, trong đó người ta cho rằng không thể đặt ranh giới rõ ràng giữa hai khái niệm, nên nếu ta chấp nhận A, thì sẽ phải chấp nhận B, C, D… dù các khái niệm đó về bản chất có thể rất khác nhau.
    • Ví dụ: "“Nếu tôi cộng điểm cho sinh viên này vì lý do hoàn cảnh khó khăn, thì làm sao tôi từ chối sinh viên khác khi họ cũng có lý do?"

Nguồn tham khảo

  • https://www.verywellmind.com/how-to-recognize-and-avoid-the-slippery-slope-fallacy-8649241
  • https://psychologycorner.com/critical-thinking-resources/what-is-the-slippery-slope-fallacy/
  • https://www.britannica.com/topic/slippery-slope-argument

Types of Greenwashing

  (Nguồn: https://coolinfographics.com/blog/2008/6/4/greenwashing.html) Các dạng phổ biếu của greenwashing, bao gồm: Green‑labelling Sử dụn...