Nước, là một trong những tài nguyên quý báu nhất của Trái Đất, đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống và sự phát triển của con người.
Nước chiếm một phần lớn diện tích của Trái Đất, nhưng chỉ một phần nhỏ của nước này là nước ngọt có thể sử dụng. Đại dương chiếm khoảng 97% tổng lượng nước trên Trái Đất, trong khi nước ngọt chỉ chiếm khoảng 3%. Trong số nước ngọt, hầu hết là nước băng và nước ngầm. Sự phân bố của các dòng sông, hồ, và nguồn nước bề mặt khác cũng không đồng đều, tạo ra những khu vực giàu nước và khu vực thiếu nước trên khắp thế giới.
Bảng ước tính phân bố nước trên trái đất
- Phương pháp chưng cất:
Các nhà máy thực hiện chưng cất nước sẽ tạo ra được nguồn nước có hàm lượng muối nhỏ hơn 1 g/l (ở mức an toàn, sử dụng được).Phương pháp này được thực hiện như sau: Nước biển được đun nóng lên, các phân tử nước qua quá trình này sẽ bay hơi. Khi gặp lạnh, lượng nước này sẽ ngưng tụ lại thành nước lỏng. Sau đó, ta sẽ thu được nguồn nước tinh khiết. Để thu được 1kg nước ngọt thì ta sẽ mất khoảng 539 kcal nhiệt.Sẽ có nhiều bạn thắc mắc, với phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt này thì lượng muối trong nước sẽ đi đâu? Trả lời cho các bạn rằng, lượng muối và các chất khác đều không hề bị bay hơi khi đun nóng nước biển lên.Phương pháp chưng cất có mức tiêu thụ năng lượng khá thấp, nguồn nhiệt được sử dụng trực tiếp. Thế nhưng, phương pháp này lại khiến cho các bộ phận trao đổi nhiệt nhanh chóng bị đóng cặn. Bên cạnh đó, chi phí bảo hành và bảo dưỡng máy móc lại cao.Thế nên phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt này chỉ thường áp dụng cho các nhà máy ở qui mô lớn.
- Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp này sử dụng các tấm nhựa trao đổi ion tự chế tạo ra. Các tấm nhựa này có hai tên gọi. Nhựa sử dụng để trao đổi ion dương gọi là cationit, còn nhựa trao đổi các ion âm gọi là anionit.Phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt này được tiến hành như sau: Họ sẽ cho nước biển đi qua bể chứa có đựng các tấm nhựa cationit và anionit. Các cation như Na+ sẽ bị tấm nhựa cationit giữ lại. Các anion như Cl– sẽ bị tấm nhựa anionit hấp thụ. Nguồn nước ra khỏi bể có hàm lượng ion Na+ và Cl– rất nhỏ, nghĩa là có hàm lượng muối trong nước nhỏ, ta thu được nước ngọt.
- Phương pháp lọc bằng bể lọc:
Phương pháp này cần các nguyên liệu như: bông gòn, cát, than…Các nguyên liệu này sẽ được lắp đặt theo một trình tự nhất định. Hình ảnh sau sẽ là cách sắp xếp một bể lọc mà mọi người thường dùng Phương pháp này có ưu điểm dễ thực hiện, các vật liệu xây dựng dễ kiếm. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là nguồn nước chưa chắc đã loại bỏ được hết tạp chất. Nếu sử dụng lâu dài thì phương pháp này không được ưu chuộng, nhất là đối với các hộ gia đình sử dụng nhiều nước hàng ngày.
- Phương pháp lọc sử dụng ánh sáng mặt trời
Bộ lọc sử dụng các vật liệu khung hữu cơ - kim loại (MOFs), gồm các hợp chất chứa các ion kim loại hình thành một vật liệu tinh thể với bề mặt riêng lớn hơn mọi vật liệu từng được biết tới nay. Trong quá trình khử muối, bước đầu, một bộ lọc MOF chuyên dụng sẽ tách hoàn toàn muối từ nước biển, quy trình này không tiêu thụ năng lượng. Sau đó, bộ lọc MOF này sẽ được đưa ra dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp trong chưa đầy 4 phút để tái tạo chức năng, trước khi được đưa trở lại để thực hiện quy trình tách muối thêm một lần nữa.
- https://khoahoc.vietjack.com/question/726111/nuoc-tren-trai-dat-phan-bo-chu-yeu-o-bien-va-dai-duong
- https://vnexpress.net/tai-sao-nuoc-tren-trai-dat-duoc-phan-bo-deu-4113087.html
- https://www.australianenvironmentaleducation.com.au/education-resources/what-is-water/
- https://dienmaysakura.vn/vong-tuan-hoan-nuoc.html
- https://www.intechopen.com/chapters/63043
- https://locnuocvietan.vn/loc-nuoc-bien-thanh-nuoc-ngot/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét