- Thuật ngữ "ipsative" được dùng đầu tiên bởi Cattell (1994) để gán nhãn cho một trong ba loại thang đo cơ bản trong tâm lý học.
- "ipsative" có nguồn gốc từ tiếng Latin (từ ipse có nghĩa là he, himself)
- Ba loại thang đo cơ bản trong tâm lý học theo Cattell đó là:
- interactive scale: giá trị một biến số của một cá nhân được ghi nhận độc lập với các cá nhân khác và độc lập với các biến số khác. Số liệu thô khi người dùng trả lời khảo sát là ví dụ của loại dữ liệu này.
- normative scale: giá trị một biến số của một cá nhân được đo lường bằng cách so sánh tương đối với các cá nhân khác ở cùng một biến số đó. Ví dụ như z-score khi chuẩn hóa (standardization)
- ipsative scale: giá trị một biến số của một cá nhân được đo lường bằng cách so sánh tương đối với giá trị của chính cá nhân đó ở các biến số khác; hoặc so sánh với giá trị chính cá nhân đó ở những thời điểm hoặc ngữ cảnh khác.
(Nguồn: https://www.skeeled.com/blog/pre-employment-assessments-normative-vs-ipsative)
"Ipsatizing data" là gì?
"Ipsatizing data" là quá trình chuyển đổi dữ liệu thông thường thành dữ liệu ipsative. Quá trình này đặc biệt hữu ích khi muốn phân tích sự thay đổi trong các biến của một cá nhân theo thời gian hoặc trong ngữ cảnh khác nhau.
Một số phương pháp để Ipsatizing data:
- Cách 1: chia giá trị một biến cụ thể của một cá nhân cho tổng của tất cả các biến của cá nhân đó. Kết quả sẽ là phần trăm mà mỗi biến chiếm trong toàn bộ dữ liệu của cá nhân đó.
- Cách 2: sử dụng điểm số tương đối, trong đó giá trị một biến của cá nhân này được so sánh với giá trị của chính cá nhân đó tại những thời điểm khác. Điều này giúp theo dõi sự thay đổi trong các biến của mỗi cá nhân theo thời gian.
- Cách 3: Một cách khác để ipsatize data là sử dụng xếp hạng, trong đó các giá trị tại nhiều thời điểm khác nhau của cùng một cá nhân được xếp hạng để so sánh giữa các thời điểm đó. Kết quả là mỗi giá trị được biểu diễn dưới dạng xếp hạng thứ bậc thay vì giá trị tuyệt đối ban đầu.
- Cách 4: Một phương pháp khác là sử dụng z-score cá nhân, trong đó mỗi giá trị của mỗi cá nhân được chuyển đổi thành một điểm số dựa trên khoảng cách của nó so với trung bình của cá nhân đó.
Ứng dụng của ipsative data
Nguồn tham khảo:
- Chan, W. (2003). ANALYZING IPSATIVE DATA IN PSYCHOLOGICAL RESEARCH. Behaviormetrika, 30(1), 99–121. doi:10.2333/bhmk.30.99
- 10.2333/bhmk.30.99
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét