Thứ Hai, 11 tháng 11, 2024

Carbon credit

Tín chỉ carbon là một đơn vị đo lường được dùng để biểu thị việc giảm một tấn khí thải carbon dioxide hoặc một lượng tương đương của các khí nhà kính khác.


(Nguồn: https://energytracker.asia/what-are-carbon-credits-and-how-do-they-work/)


Thị trường tín chỉ carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. 



(Nguồn: https://offsel.net/media-en/co2-reduction/carbon-credits/)


Có hai loại thị trường chính là:

  • Thị trường carbon bắt buộc (mandatory carbon market): là thị trường mà các hoạt động mua bán quyền phát thải carbon được điều chỉnh bởi các luật lệ và cam kết quốc tế hoặc quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu giảm thải khí nhà kính cụ thể. Thị trường này thường là một phần của các chính sách "cap and trade" mà chính phủ hoặc các cơ quan quản lý quốc tế áp đặt. Hệ thống "cap and trade" là một cơ chế chính sách môi trường được thiết kế để kiểm soát ô nhiễm bằng cách thiết lập giới hạn (cap) cho tổng lượng phát thải được phép của các chất ô nhiễm nhất định và cho phép thị trường xác định giá của những phát thải đó thông qua việc mua bán quyền phát thải (trade). Trong khuôn khổ này, các công ty hoặc các ngành công nghiệp nhất định được yêu cầu giữ lượng phát thải của họ trong giới hạn cho phép hoặc mua quyền phát thải từ các công ty khác nếu họ không thể đáp ứng mục tiêu giảm thải thông qua cải tiến hiệu quả hoặc công nghệ.


(Nguồn: https://kba.ai/carbon-credits-and-blockchain-technology/)


  • Thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon market) là thị trường mà các tổ chức, công ty, và cá nhân có thể mua tín chỉ carbon trên cơ sở tự nguyện để trung hòa lượng khí thải của mình hoặc để đáp ứng các mục tiêu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) hoặc các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Các tín chỉ này thường được tạo ra từ các dự án giảm thải khí nhà kính, như trồng rừng, tái tạo năng lượng, hoặc các dự án giảm thiểu khí metan. Các thị trường này không được điều tiết bởi bất kỳ cơ quan chính phủ nào và thường được điều hành bởi các tổ chức phi chính phủ hoặc các công ty tư nhân.

Nguồn tham khảo

  • https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/tin-chi-carbon-o-viet-nam-va-tiem-nang-cua-thi-truong-carbon
  • https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/tin-chi-carbon-va-loi-ich-cua-thi-truong-tin-chi-carbon-662025.html
  • https://vnexpress.net/tin-chi-carbon-la-gi-4795057.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR)

Philanthropic Corporate Social Responsibility (CSR) là một khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nơi các doanh nghiệp tham gia vào ...